Đây là nơi cư trú lâu đời nhất của người nguyên thủy, có niên đại cách chúng ta từ 7 đến 21 ngìn năm.
Hang Xóm Trại phát hiện trên ngọn núi cao ở Lạc Sơn, Hòa Bình có số lượng hiện vật khảo cổ tìm thấy tính trên mật độ m2 lớn nhất thế giới. Đây cũng là nơi tìm thấy vết tích nền văn hóa Hoà Bình sớm nhất lưu vực sông Hồng.
Theo phát hiện, hang xóm Trại là nơi cư trú lâu dài của người nguyên thủy trong văn hóa Hòa Bình
Kết quả nghiên cứu của giới khảo cổ thì hang này có niên đại cách chúng ta từ khoảng 7 đến 21 ngàn năm; phát hiện thấy tầng văn hóa trong hang có độ dày trung bình lên tới 5m
Lối đi cổ ở ngách phía Bắc của hang có niên đại 21 ngàn năm là lối đi đầu tiên của người nguyên thuỷ vào, ra hang.
Người dân bản địa vào hang xem cuộc sống của người xưa
Theo tiến sỹ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á thì, di tích hang xóm Trại được các nhà khoa học trong nước phát hiện vào năm 1970. Tuy nhiên, phải đến năm 1980, hang xóm Trại mới được biết đến là nơi ở, đường đi của người nguyên thủy.
Những vết mòn, dấu tích xưa chỉ thấy xuất hiện trên những tảng đá gốc hay đá lăn tự nhiên thành lối, thành hàng song song với vách núi và chỉ cách vách núi khoảng một tầm tay vịn. Những vết mòn đó lại xuất hiện hai bên cửa hang của một di tích khảo cổ thời tiền sử.
Các cuộc khai quật diễn ra liên tiếp trong những năm 1980, 1981, 1982, 1986. Theo Tiến sỹ Việt thì đây là "hệ thống dấu mòn đi lại cổ vào loại nhất thế giới". Hiện công việc tu bổ, bảo tồn đã được Bảo tàng Hòa Bình và Trung tâm tiền sử Đông Nam Á thực hiện với nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ.
Nhiều công cụ đá của người xưa được tìm thấy tại hang này
Ngách đi vào hang sớm nhất của những người Hoà Bình đầu tiên sử dụng hang này nằm sâu trong tầng văn hoá cổ chừng 4m, len qua khoảng cách giữa các khối đá lăn với vách cửa hang
Lớp vỏ ốc vặn trong hang dày hàng mét
Một khu được xác định là nơi đốt lửa của người xưa
Công việc khai quật hang xóm Trại rất được người dân và giới chuyên môn quan tâm
Ánh Nguyệt