Thứ Sáu, 20/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

19/09/2023 14:19 499
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Mối quan hệ thân thiết giữa cụ Phan Bội Châu và bác sỹ Asaba Sakirato đã trở thành cầu nối giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục giữa hai nước, góp phần bồi đắp thêm mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

 

Khách tham quan triển lãm Tình bạn giữa chí sỹ Phan Bội Châu-bác sỹ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)
Ngày 19/9, tại Khu di tích Lưu niệm Danh nhân Phan Bội Châu, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên-Huế tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương; khai mạc trưng bày bổ sung “Cuộc đời và sự nghiệp của chí sỹ Phan Bội Châu;” triển lãm chuyên đề “Tình bạn giữa chí sỹ Phan Bội Châu-bác sỹ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản,” nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973-2023) và kỷ niệm 118 năm khởi phát Phong trào Đông Du (1905-2023).
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên-Huế Phan Thanh Hải nhấn mạnh cụ Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà tư tưởng, văn hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Dù bị thực dân Pháp và tay sai luôn tìm cách phong tỏa, kìm kẹp nhưng tinh thần yêu nước của cụ luôn nhiệt huyết và bất khuất.
Cuộc đời hoạt động của cụ là biểu tượng về tấm lòng kiên trung với đất nước, một tư duy nhạy bén với thời đại.
Cụ còn là sứ giả văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam-Nhật Bản.
Mối quan hệ thân thiết giữa cụ Phan Bội Châu và bác sỹ Asaba Sakirato đã trở thành cầu nối giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục giữa hai nước, góp phần bồi đắp thêm mối quan hệ hữu nghị quốc tế Việt Nam-Nhật Bản.
 
Các em học sinh quan triển lãm Tình bạn giữa chí sỹ Phan Bội Châu-bác sỹ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)
Chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm này là hoạt động văn hóa thiết thực hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản; đồng thời, tưởng nhớ và tri ân cụ Phan Bội Châu, một trong những người đầu tiên xây đắp tình hữu nghị, quan hệ ngoại giao hai nước.
Hàng trăm hình ảnh, tư liệu, hiện vật tại triển lãm chuyên đề và trưng bày bổ sung đã giúp người xem, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp của chí sỹ Phan Bội Châu; tình bạn giữa chí sỹ Phan Bội Châu-bác sỹ Asaba Sakitaro; Phong trào Đông Du và mối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Nhật Bản.
Thông qua các hoạt động nhằm góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân; đồng thời củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản.
 
Khách tham quan triển lãm Tình bạn giữa chí sỹ Phan Bội Châu-bác sỹ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)
Khu di tích Lưu niệm Danh nhân Phan Bội Châu tại thành phố Huế đã được xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia vào năm 1990.
Nơi đây vẫn lưu giữ nhiều di tích gốc, hàng trăm tư liệu, hiện vật có giá trị lớn về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Phan Bội Châu.
Năm 2010, những người dân của thành phố Fukuroi (Nhật Bản) đã đến đây và dựng “Bia kỷ niệm Quan hệ Giao lưu Việt-Nhật từ Phong trào Đông Du,” góp phần xây đắp, phát triển tình hữu nghị giữa hai thành phố Fukuroi và thành phố Huế nói riêng và hai dân tộc Việt Nam-Nhật Bản nói chung.
Trong năm 2023, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đầu tư tôn tạo, tu sửa nhiều hạng mục, bổ sung các hình ảnh tư liệu, hiện vật liên quan tại khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu, góp phần làm cho khu di tích trở thành một địa chỉ sinh hoạt văn hóa, giáo dục cho nhân dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, học tập./.

Tường Vi (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3248

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Trưng bày chuyên đề Nghệ Tĩnh đỏ trong trái tim Người”

Trưng bày chuyên đề "Nghệ Tĩnh đỏ trong trái tim Người”

  • 12/09/2023 08:26
  • 586

Trưng bày chuyên đề: “Nghệ Tĩnh Đỏ trong trái tim Người” của Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh (Nghệ An) nhằm giúp các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay hiểu sâu hơn về tình cảm và sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Xô viết Nghệ Tĩnh.