Thứ Tư, 11/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

05/04/2023 10:03 761
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 4/4, tại không gian Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm gốm Nhật "Yakishime – Dáng hình của Đất" do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tổ chức.

Triển lãm được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023)

 
 Không gian triển lãm

Theo ông Doi Katsuma, Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản cho biết: "Triển lãm lưu động "Yakishime - Dáng hình của đất" chính là sự kiện quy mô lớn đầu tiên của năm kỷ niệm này của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Hà Nội và Huế. Triển lãm tập trung vào Yakishime, một kỹ thuật làm gốm nung, đồ gốm không tráng men ở nhiệt độ cao. Tuy là một trong những phương pháp sản xuất gốm cơ bản nhất, Yakishime đã phát triển theo những hướng đặc biệt ở Nhật Bản. Triển lãm này giới thiệu một khía cạnh của văn hóa Nhật Bản qua việc nghiên cứu Yakishime từ những hình mẫu sớm nhất cho đến các tác phẩm đương đại."

 
Các đại biểu tham quan triển lãm

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam T.S Nguyễn Anh Minh nhấn mạnh: "Văn hóa Nhật Bản nói chung và văn hóa gốm sứ Nhật Bản nói riêng luôn là chủ đề được quan tâm và thu hút sự chú ý của công chúng tại Việt Nam. Tại Triển lãm đã giới thiệu 96 gia dụng và tác phẩm nghệ thuật đương đại, sử dụng kỹ thuật làm gốm nung, đồ gốm không tráng men ở nhiệt độ cao đặc biệt của Nhật Bản. Và tôi tin rằng triển lãm Yakishime - Dáng hình của Đất cũng sẽ được đông đảo công chúng yêu nghệ thuật Hà Nội đón nhận"

Đồ gốm Yakishime sớm nhất có niên đại từ thế kỷ thứ IV hoặc thứ V. Tuy nhiên, phải đến khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ XVII, kỹ thuật này mới có chỗ đứng vững chắc và được sử dụng trong một công đoạn sản xuất quan trọng tại các trung tâm gốm lớn ở Nhật Bản, bao gồm: Bizen, Shigaraki và Tokoname.

 
Dụng cụ dùng trong trà đạo - văn hóa truyền thống Nhật Bản

Tại triển lãm trưng bày hơn 80 tác phẩm chia làm 3 phần. Phần 1 là các trà cụ dùng trong trà đạo, một nét văn hóa đã có ảnh hưởng quan trọng đến văn hóa truyền thống Nhật Bản. Phần 2 là các dụng cụ ăn uống, một phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của người Nhật. Phần 3 là các tác phẩm nghệ thuật đa dạng được các nghệ sĩ gốm chế tác bằng phương pháp Yakishime.

Đặc biệt, trong triển lãm này đã giới thiệu hai loại đồ gốm Yakishime thực dụng: Dụng cụ dùng trong trà đạo - một nét văn hóa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn hóa truyền thống Nhật Bản, và dụng cụ ăn uống. Ngoài ra, Triển lãm cũng trưng bày một loạt các sản phẩm gốm phi thực dụng được sáng tạo bởi các nghệ nhân gốm đương đại làm việc với gốm Yakishime.

 
Dụng cụ ăn uống - một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày ở Nhật Bản

Đến tham quan triển lãm, bạn Trần Thị Hương (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: "Tôi rất thích văn hóa của Nhật Bản bởi sự giản dị và tinh tế của chúng nên khi đến tham quan triển lãm ngày hôm nay, tôi cảm thấy rất thích thú vì tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với một khía cạnh văn hóa nữa của Nhật Bản là gốm Yakishime. Qua đó, tôi đã hiểu hơn về phương pháp làm gốm Yakishime của người Nhật, đồng thời cảm nhận được phần nào về tính sáng tạo trong nghệ thuật gốm".

 
Triển lãm thu hút đông đảo công chúng đến tham quan

Bên cạnh đó, triển lãm sẽ mang đến cho công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam những nhận thức về chiều sâu và sự đa dạng của gốm Nhật, hiểu rõ hơn về sự sáng tạo của văn hóa Nhật Bản, từ đó góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa hai nước.

Triển lãm "Yakishime – Dáng hình của Đất" sẽ diễn ra hết ngày 20/4 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam./.

Thương Nguyễn

 
https://bvhttdl.gov.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3402

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Đẩy mạnh số hóa, kết nối điểm đến của các bảo tàng, Khu di tích

Đẩy mạnh số hóa, kết nối điểm đến của các bảo tàng, Khu di tích

  • 30/03/2023 11:04
  • 1114

Chiều ngày 29/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã có buổi làm việc với Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Khu di tích) và các bảo tàng trực thuộc Bộ. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Vụ Kế hoạch tài chính, Văn phòng Bộ, Cục Di sản văn hóa, các Bảo tàng thuộc Bộ VHTTDL.