Thứ Hai, 09/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

30/03/2023 11:04 1109
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Chiều ngày 29/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã có buổi làm việc với Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Khu di tích) và các bảo tàng trực thuộc Bộ. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Vụ Kế hoạch tài chính, Văn phòng Bộ, Cục Di sản văn hóa, các Bảo tàng thuộc Bộ VHTTDL.

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cho biết, buổi làm việc là hoạt động thực hiện công tác giao ban theo khối theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng trên tinh thần Lãnh đạo Bộ lắng nghe báo cáo về tình hình hoạt động của các đơn vị, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đồng thời nêu những đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ, thúc đẩy hoạt động hiệu quả.

 
Quang cảnh buổi làm việc
Thứ trưởng chia sẻ với các đơn vị trong năm 2022 đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Thứ trưởng cũng cho rằng, qua quý I năm 2023, nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, quảng bá, thu hút du khách tham quan tại Khu di tích và các bảo tàng trực thuộc Bộ. Thứ trưởng mong muốn, các bảo tàng trực thuộc Bộ có những sáng kiến trong việc kết nối du khách đến tham quan, đẩy mạnh số hóa các di sản, tư liệu lưu trữ.
Theo báo cáo của Cục Di sản văn hóa, trong quý I năm 2023, các Bảo tàng, Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ghi nhận lượng khách tham quan tăng mạnh. Công tác tuyên truyền, quảng bá, các hoạt động trưng bày, triển lãm, khai thác, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản các tư liệu được đảm bảo.
Cụ thể, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã đón tiếp nhiệt tình, chu đáo và trọng thị các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo Bộ, Ban ngành TW, địa phương đến tham quan, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đón tiếp đồng bào trong nước bạn bè quốc tế đến tham quan, học tập về cuộc đời sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Tính từ ngày 20/11/2022-20/2/2023, tổng số khách tham quan: 1.202.143 khách (Việt Nam: 1.115.966 khách; quốc tế: 86.177 khách). Tổng số khách nghe hướng dẫn: 577 đoàn với 14.122 khách (Việt Nam: 13.627 khách, quốc tế: 495 khách). Đoàn sinh hoạt chính trị: 77 đoàn với 4.854 khách. Đoàn cấp cao: 26 đoàn.
Khu di tích cũng đẩy mạnh công tác sưu tầm, kiểm kê, tư liệu. Tổ chức 03 chuyến sưu tầm tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội và Trung tâm lưu trữ III. Sưu tầm 116 file tư liệu và 02 lời kể nhân chứng. Ghi chép 5 cuốn sách gốc, xây dựng 13 hồ sơ khoa học. Biên tập và đăng tải 17 tin, bài và hình ảnh lên website cơ quan. Quý I năm 2023, website đã có 759.256 lượt người truy cập.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong quý I/2023 là đã đón 25.146 lượt/người (trong đó số khách miễn phí là 3.243 lượt/người). Bảo tàng cũng tổ chức các hoạt động "Giờ học lịch sử", tổ chức 157 chương trình giáo dục cho 4.989 lượt/người.
Bảo tàng cũng đẩy mạnh công tác tư liệu hóa, số hóa tài liệu, hiện vật; nghiên cứu, xây dựng các sưu tập hiện vật phục vụ hoạt động chuyên môn sâu của bảo tàng; kiểm kê, tiếp tục kiện toàn, sắp xếp, xây dựng địa hình các kho cơ sở. Rà soát, bổ sung thông tin hồ sơ hiện vật; Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn, xuất bản phẩm. Tổ chức tọa đàm, tập huấn, hoàn thiện hồ sơ yêu cầu, xây dựng phần mềm quản lý hiện vật.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ghi nhận đón 31.866 lượt khách tham quan, trong đó khách nước ngoài chiếm 25% trong quý I/2023. Ngoài ra, Bảo tàng cũng đón khoảng 10 nghìn lượt khách tham dự các triển lãm chuyên đề tại Bảo tàng và triển lãm của các cá nhân, đơn vị khác; tổ chức thành công các triển lãm chuyên đề, phối hợp với Trung tâm văn hóa châu Á đưa 6 tác phẩm đi trưng bày tại Hàn Quốc... Đơn vị này đã hoàn thiện và xuất bản sách Bảo vật quốc gia; xây dựng nội dung xuất bản sách Họa sĩ Trần Văn Cẩn; công tác kiểm kê, bảo quản, tu sửa, phục chế các tác phẩm cũng được triển khai tích cực, hiệu quả.
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng về lượng khách tham quan. Năm 2022, Bảo tàng đón hơn 60 nghìn lượt khách, trong đó có 18 đoàn khách quốc tế. Bán vé tham quan 30.645 lượt, miễn vé hơn 30 nghìn lượt.
 
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đón lượng khách lớn trong quý I/2023
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đón hơn 440 nghìn lượt khách tham quan, trong đó có 11.444 lượt khách nước ngoài (tính qua vé); thuyết minh phục vụ 783 đoàn khách với 1.380 lượt dẫn, tổng số 23.142 người.
Bảo tàng cũng thực hiện tốt công tác trưng bày, sưu tầm, kiểm kê hiện vật. Xây dựng nội dung, đăng tải 04 clip với các chủ đề: "Thơ chúc tết Kỷ Dậu 1969 của Chủ tịch Hồ Chí Minh", "Tháng 5 nhớ sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh", "Lịch sử nước ta" và đăng tải 13 câu chuyện trong chuyên mục "Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trên Website, Fanpage Bảo tàng.
Tổ chức thành công 03 triển lãm và trưng bày chuyên đề; công tác kiểm kê, bảo quản được đẩy mạnh. Hoàn thành lập danh mục khối Điện thư của cá nhân, tổ chức trong nước gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh: 4000 tài liệu; Lập danh mục khối Phim ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh: 4100 ảnh (vượt kế hoạch 100 phim); Khảo sát, phân loại, lập hồ sơ khối hiện vật đồng chí Vũ Kỳ để lại: 300 hồ sơ.
Tại buổi làm việc, các bảo tàng, Khu di tích cho rằng, các đơn vị luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo Bộ trong các hoạt động của bảo tàng, Khu di tích. Các đơn vị cũng chủ động đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, quảng bá, đa phương tiện mang lại hiệu quả cao, thu hút khách tham quan đến các bảo tàng, phối hợp với các tour, tuyến du lịch trong cả nước đưa công chúng tới tham quan, trải nghiệm tăng hơn so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, các bảo tàng, Khu di tích cũng nêu một số khó khăn, tồn tại như trang thiết bị hỗ trợ các tổ hợp trưng bày đã cũ, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công chúng tham quan.
 
Nhiều sáng kiến được các bảo tàng thực hiện để thu hút du khách
Một số bảo tàng cơ sở vật chất đã xuống cấp, hệ thống ánh sáng trưng bày đã quá cũ, lạc hậu, việc đảm bảo an ninh, an toàn hiện vật, trang thiết bị vẫn còn nhiều khó khăn.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng ghi nhận sự chủ động, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các bảo tàng, Khu di tích đồng thời khẳng định, Lãnh đạo Bộ luôn dành sự quan tâm, hỗ trợ để các bảo tàng, Khu di tích hoạt động đạt hiệu quả tốt, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đánh giá cao các sáng kiến trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, từ đặc thù riêng nhưng cũng chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích để các bảo tàng chọn cách làm, hướng đi, phát huy được giá trị của mình.
Đối với những kiến nghị của các bảo tàng, Thứ trưởng cho rằng, cần có sự tổng hợp, xử lý theo nhóm vấn đề: khó khăn về chính sách, thể chế, chuyên môn để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết một cách tổng thể.
Thứ trưởng yêu cầu, trong thời gian tới, giữa các bảo tàng thuộc Bộ đẩy mạnh liên kết, có sáng kiến xây dựng mô hình giới thiệu khách tham quan ở bảo tàng này đến các bảo tàng, Khu di tích của Bộ. Thứ trưởng đề nghị các bên phối hợp trên cơ sở chia sẻ lợi ích, thử nghiệm trước khi đưa vào triển khai thực tế.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh yêu cầu các bảo tàng, Khu di tích tiếp tục đẩy mạnh số hóa tài liệu, các di sản, tư liệu lưu trữ. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng mà Lãnh đạo Bộ yêu cầu.
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cho rằng, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các bảo tàng, Khu di tích là đón tiếp du khách. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các bảo tàng, Khu di tích là giữ gìn môi trường sạch sẽ, gọn gàng. Đặc biệt, với Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, đây là di tích quốc gia duy nhất do Bộ VHTTDL trực tiếp quản lý. Bởi vậy, Khu di tích phải trở thành mô hình kiểu mẫu, xứng tầm để các địa phương học tập.
Thứ trưởng yêu cầu Cục Di sản văn hóa phối hợp để nâng tầm vai trò của các bảo tàng trong cả nước, đặc biệt là hệ thống bảo tàng thuộc Bộ VHTTDL./.

Tin&ảnh: Hồng Hà

https://bvhttdl.gov.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3398

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 – Vẻ đẹp thuần khiết: Lan tỏa tình yêu thương

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 – Vẻ đẹp thuần khiết": Lan tỏa tình yêu thương

  • 27/03/2023 11:18
  • 877

Triển lãm giới thiệu 75 bức tranh sen của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức, với mong muốn mang đến những cảm xúc tích cực, làm động lực giúp mỗi người thông qua đây thêm yêu cuộc sống, yêu con người, vượt qua mọi hoàn cảnh, lấy sức mạnh và yêu thương làm người bạn, người đồng hành thuần khiết, tô bồi ước vọng tương lai tốt đẹp.