Thứ Hai, 28/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

08/11/2022 10:35 1104
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 6.11, tại Bảo tàng Gốm cổ sông Hương (số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP Huế) đã khai mạc triển lãm “Áo dài xưa thời Nguyễn”.

Triển lãm trưng bày, giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập áo dài xưa, được thiết kế và may đo dưới thời Nguyễn, như: Áo long bào, áo xiêm, áo mệnh phụ, áo ngũ thân, áo gấm xanh rêu… do GS.TS Thái Kim Lan sưu tầm, trong đó đáng chú ý có long bào của vua Khải Định. Ngoài ra, NTK Trịnh Hồng Diệu (em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) cũng giới thiệu đến công chúng về bộ sưu tập áo dài truyền thống trong diễn tiến của đời sống hiện đại.

 
Du khách tham quan không gian triển lãm “Áo dài xưa thời Nguyễn” tại Bảo tàng Gốm cổ sông Hương ngày 6.11
Các bộ sưu tập độc đáo tại triển lãm này đã góp phần quảng bá và lan tỏa nét văn hóa phục trang áo dài truyền thống; đồng thời một lần nữa khẳng định lịch sử gần 300 năm ra đời của áo dài Việt Nam, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Triển lãm “Áo dài xưa thời Nguyễn” sẽ diễn ra từ nay đến hết ngày 11.11, trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam năm 2022 cùng với các chương trình: Talkshow “Thời trang và sân khấu” với sự tham gia của diễn giả NTK Trịnh Hoàng Diệu, Sỹ Hoàng; tọa đàm kiến trúc “Rỗng” vào ngày 10.11 tới.
Trước đó, ngày 5.11, tại di tích Di Luân Đường, Quốc Tử Giám triều Nguyễn (cũng là trụ sở của Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế), VietNam Design Group và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cũng khai mạc triển lãm Top 25+ cuộc thi Designed by VietNam và Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2022. Triển lãm trưng bày 25 tác phẩm thiết kế tiêu biểu của cuộc thi, thuộc các lĩnh vực: Thiết kế truyền thông, thiết kế đồ nội thất, thiết kế vật dụng trang trí, thiết kế trang phục và thiết kế công cộng. 

S.THÙY

http://baovanhoa.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3771

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022)

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022)

  • 04/11/2022 08:58
  • 1182

Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần tăng cường, bồi đắp niềm tin của Nhân dân với Đảng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 71-HD/BTGTW ngày 07/10/2022 hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022) như sau: