Chủ Nhật, 08/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

22/08/2022 12:23 932
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh việc hoàn thiện nền tảng bảo tàng số sẽ góp phần phát triển du lịch và tạo ra quỹ tư liệu rất quý giá.

Chiều 19/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo cương đã có buổi làm việc với các bảo tàng, khu di tích trực thuộc Bộ.

Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Cục Di sản văn hóa và lãnh đạo các Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
 
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương phát biểu tại buổi làm việc với các bảo tàng và khu di tích thuộc Bộ.
Tín hiệu tích cực từ sau khi mở cửa du lịch
Phát biểu chỉ đạo, định hướng buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định, hoạt động của khối bảo tàng và khu di tích có vị trí rất quan trọng trong các hoạt động của Bộ VHTTDL.
Từ ngày 15/3, khi du lịch mở cửa, các hoạt động trong nước dần trở lại bình thường, bảo tàng và khu di tích cũng bắt đầu đón lượng khách tham quan đông trở lại. Đây là yếu tố rất tích cực những cũng đã đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết đối với các bảo tàng, khu di tích sau thời gian dài ngừng trệ hoạt động do đại dịch Covid-19.
Nhấn mạnh từ nay đến cuối năm còn nhiều việc phải làm, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương gợi ý nhiều vấn đề và đề nghị lãnh đạo các bảo tàng, khu di tích báo cáo cụ thể kết quả các công việc đã triển khai, những việc cần điều chỉnh, trọng tâm hoạt động cũng như yêu cầu phối hợp với các đơn vị của Bộ VHTTDL.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho hay, trong quý I năm 2022 đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bảo tàng. Tuy nhiên, sau khi mở cửa trở lại, mọi hoạt động đều dần trở lại bình thường, lượng khách đến tham quan Bảo tàng tăng, các công việc chuyên môn cũng nhanh chóng được thực hiện.
 
Ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam báo cáo tại buổi làm việc.
 Tám tháng đầu năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón tiếp hơn 53.000 lượt khách tham quan, chủ yếu là người Việt Nam (tăng gấp 3 lần so với cả năm 2021). Ngoài ra, còn có khoảng 10.000 khách tham dự, tham quan các triển lãm lưu động và chuyên đề tại Bảo tàng.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng tổ chức thành công nhiều cuộc triển lãm; hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu sưu tầm hiện vật; triển khai thực hiện 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2 đề tài cấp cơ sở; triển khai thực hiện số hóa 50.000 tư liệu thư viện và số hóa quản lý hiện vật.
Trong khi đó, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Vũ Mạnh Hà cho biết, mặc dù khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng trong 8 tháng đầu năm, Bảo tàng đã hoàn thành các nhiệm vụ công tác. Trong 8 tháng, Bảo tàng đón hơn 342.000 lượt khách, trong đó có hơn 5.400 khách nước ngoài; tổ chức thành công nhiều triển lãm, trưng bày và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, xuất bản và tư liệu, thư viện.
 
Bà Nguyễn Thị Thu Hoan, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia nêu ý kiến.
Với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bà Nguyễn Thị Thu Hoan, Phó Giám đốc Bảo tàng cho biết, năm 2022 là năm còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, tuy nhiên Bảo tàng đã kịp thời thay đổi và ứng dụng linh hoạt công nghệ trong hoạt động chuyên môn của bảo tàng, phát triển thêm hình thức hoạt động online, tổ chức đồng thời với các hoạt động trưng bày, các chương trình giáo dục, các hoạt động trải nghiệm, khám phá tại Bảo tàng.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng đã nỗ lực, cố gắng, trên tinh thần tự chủ, tiết kiệm, linh hoạt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất.
Trong 8 tháng đầu năm nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đón hơn 264 nghìn lượt khách tham quan. Tổ chức 370 buổi/chương trình giờ học lịch sử cho hơn 10.000 học sinh. Tổ chức 20 tour tham quan trực tuyến cho hơn 1.200 lượt khách. Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức các chương trình tham quan trải nghiệm mới tại Bảo tàng. Xây dựng nội dụng, số hóa hiện vật, thực hiện trưng bày ảo 3D...
 
Bà Cao Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đóng góp ý kiến.
Tại buổi làm việc, bà Cao Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết, đầu năm 2022, tình hình dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Hà Nội, đơn vị có nhiều viên chức, người lao động nhiễm Covid-19 nhưng Khu Di tích đã hoàn thành công việc theo đúng tiến độ đề ra.
Công tác bảo quản di tích, sưu tầm kiểm kê tư liệu, nghiên cứu khoa học đảm bảo kế hoạch. Bắt đầu từ năm 2022, được sự đề nghị của Văn phòng Chủ tịch nước, Khu Di tích đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ bảo quản và tuyên truyền, phát huy giá trị phòng trưng bày tại Phủ Chủ tịch. Các công tác hành chính tổng hợp, quản trị, kỹ thuật, bảo vệ đảm bảo phục vụ hoạt động của đơn vị.
Trong tình hình tài chính khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh và du lịch chưa trở lại như bình thường, một số cán bộ Khu Di tích đã chủ động liên hệ tìm nguồn xã hội hóa hỗ trợ nhiều trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích.
Bốn nhiệm vụ với các bảo tàng, khu di tích
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bảo tàng, khu di tích đã nêu lên những khó khăn, cũng như những kiến nghị đề xuất đối với lãnh đạo Bộ VHTTDL. Trong đó, các khó khăn chủ yếu liên quan đến vấn đề nhân sự, cơ sở vật chất, nguồn thu, giá vé tham quan, vấn đề kinh phí cũng như đảm bảo an ninh, an toàn ở các bảo tàng.
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cùng lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Cục Di sản văn hóa đã lắng nghe và nêu phương án giải quyết đối với từng kiến nghị, đề xuất cụ thể của các bảo tàng, khu di tích.
 
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đánh giá cao hiệu quả buổi làm việc với các bảo tàng, khu di tích thuộc Bộ.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đánh giá rất cao hiệu quả của buổi làm việc với các bảo tàng, khu di tích thuộc Bộ. Nhấn mạnh lượng khách tham quan là yếu tố rất quan trọng đối với các bảo tàng, khu di tích, Thứ trưởng lưu ý lãnh đạo các đơn vị phải tiếp tục các giải pháp để thu hút khách tham quan, từ đó tăng thêm nguồn thu để hoạt động.
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nêu rõ, 2/3 chặng đường của năm đã trôi qua, mặc dù các bảo tàng, khu di tích đã rất nỗ lực nhưng còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới. Thứ trưởng đề nghị các đơn vị phải rà soát, kiểm tra và có văn bản thực hiện đối với 4 vấn đề quan trọng.
Thứ nhất, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đề nghị từ nay đến cuối năm, các đơn vị phải có được các hoạt động nổi bật trong chương trình công tác. Theo Thứ trưởng, cuối năm là thời điểm rất nhộn nhịp nên các bảo tàng, khu di tích cần có những hoạt động để tạo dấu ấn trong năm đầu tiên dịch bệnh Covid-19 thuyên giảm.
Thứ hai, các bảo tàng khu di tích đều là đối tượng được đầu tư (dù là ngắn hạn hay dài hạn) nên việc sử dụng nguồn đầu tư phải có hiệu quả. Đặc biệt, đối với các đơn vị được đầu tư trung hạn thì phải có chiến lược rõ ràng, theo Thứ trưởng đầu tư trung hạn sẽ giúp các đơn vị thay đổi về chất rất nhiều, từ đó có điều kiện để phát triển. Với các đơn vị được đầu tư ngắn hạn thì cần đảm bảo hiệu quả, kịp thời và chắt chiu, nếu làm tốt thì vẫn có thể làm thay đổi bộ mặt của đơn vị.
 
 
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Thứ ba, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh các bảo tàng, khu di tích phải rà soát lại toàn bộ hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy và công tác bảo vệ của các bảo tàng, khu di tích. Nếu có vấn đề gì phải có báo cáo Bộ để tìm giải pháp.
Cuối cùng, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đề nghị Cục Di sản phối hợp với các đơn vị để triển khai chuyển đổi số, số hóa di sản. Đây là vấn đề rất quan trọng, sẽ giúp hoàn thiện được nền tảng bảo tàng số, góp phần phát triển du lịch và tạo ra quỹ tư liệu rất quý giá./.

Xuân Trường 

https://toquoc.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3220

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Phát huy giá trị lịch sử của Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Phát huy giá trị lịch sử của Bảo tàng Báo chí Việt Nam

  • 17/08/2022 14:44
  • 788

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học "Bảo tàng Báo chí Việt Nam - định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" và lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (2017-2022).