Thứ Sáu, 01/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

29/05/2019 11:11 1325
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Bộ VHTTDL đã có văn bản số 1909/BVHTTDL-DSVH về việc tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị của bảo vật quốc gia.

 

Bảo vật quốc gia Cây đèn đồng hình người quỳ

Theo đó, Bộ VHTTDL yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có bảo vật quốc gia quan tâm chỉ đạo cơ quan chức năng, đơn vị trực thuộc đang trực tiếp quản lý bảo vật quốc gia nghiêm túc thực hiện một số nhiệm vụ:

Về bảo vệ bảo vật quốc gia: Tổ chức xây dựng, hoàn thiện và kịp thời triển khai phương án bảo vệ đặc biệt đối với từng bảo vật quốc gia sau khi trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó lưu ý có biện pháp phòng, chống cháy, nổ, trộm cắp, thiên tai và các nguy cơ gây hại khác để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các bảo vật quốc gia.

Đối với bảo vật quốc gia hiện đang được lưu giữ tại các di tích (như: chuông, bia đá, tượng,…) phải thường xuyên thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành giữa các cơ quan văn hóa, công an và chính quyền sở tại trong việc bảo vệ, phân định rõ tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm chính, không giao khoán cho cá nhân trực tiếp trông coi di tích.

Đồng thời kịp thời, chủ động báo cáo, đề xuất với cơ quan chủ quản và các cơ quan có liên quan về các vấn đề ảnh hưởng đến việc bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các bảo vật quốc gia khi có những diễn biến thực tế tác động tới công tác này.

Về bảo quản bảo vật quốc gia: Ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc cải tạo, nâng cấp công trình và hạ tầng kỹ thuật kho bảo quản, khu vực trưng bày của bảo tàng và khu vực thuộc di tích - nơi lưu giữ/đặt bảo vật quốc gia để bảo đảm bảo vật quốc gia được đặt trong chế độ bảo quản đặc biệt.

Việc bảo quản đối với từng bảo vật quốc gia phải được lập thành phương án cụ thể trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; việc thực hiện phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản và có sự phối hợp, giám sát chặt chẽ của các tổ chức khoa học, các chuyên gia về bảo quản căn cứ theo từng loại hình, chất liệu, tình trạng của bảo vật quốc gia.

Về phát huy giá trị bảo vật quốc gia, cần xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình đặc biệt cho việc quảng bá giá trị của bảo vật quốc gia gắn với việc tuyên truyền bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa.

Thanh Thủy

 

bvhttdl.gov.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3328

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Hội thảo quốc tế Chiến lược đào tạo và nghiên cứu nhằm bảo tồn phức hợp khảo cổ Tiểu vùng sông Mê Kông

Hội thảo quốc tế "Chiến lược đào tạo và nghiên cứu nhằm bảo tồn phức hợp khảo cổ Tiểu vùng sông Mê Kông"

  • 28/05/2019 14:19
  • 1316

Ngày 27/5, tại khu di tích Mỹ Sơn (H.Duy Xuyên, Quảng Nam), UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đại sứ quán Ý tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế "Chiến lược đào tạo và nghiên cứu nhằm bảo tồn phức hợp khảo cổ Tiểu vùng sông Mê Kông".