Thứ Ba, 26/09/2023
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

21/02/2019 10:25 1383
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Là chủ đề triển lãm do Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tổ chức vào ngày 25/2/2019 tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
“Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong Mộc bản Triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới” - Ảnh 1.

Mộc bản triều Nguyễn. Ảnh: Cục Văn thư và Lưu trữ - Bộ Nội vụ

Theo đó, triển lãm sẽ giới thiệu đến công chúng, du khách trong và ngoài nước hơn 32 hình ảnh, tài liệu và 20 phiên bản Mộc bản Triều Nguyễn giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của các quốc hiệu và kinh đô của Việt Nam trải qua các thời kỳ lịch sử được khắc ghi trong các Mộc bản gồm: Đại Việt sử ký toàn thư; Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập; Khâm Định Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục gồm: Xích Qủy thời Kinh Dương Vương; Văn Lang thời Hùng Vương; Âu Lạc thời An Dương Vương; Vạn Xuân thời Tiền Lý; Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê; Đại Việt thời Lý – Trần – Lê; Đại Ngu thời nhà Hồ; Việt Nam thời Gia Long và Đại Nam thời Minh Mệnh.

Thông qua triển lãm, Ban tổ chức mong muốn tái hiện lại phần nào bức tranh sinh động về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt từ xa xưa thông qua những lần đặt, đổi Quốc hiệu và Kinh đô đất nước, thể hiện khát vọng và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân.

Triển lãm cũng là sự tiếp tục những nỗ lực không ngừng của Cục Văn thư và Lưu trữ - Bộ Nội vụ trong việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ nói chung và di sản tư liệu thế giới Mộc bản Triều Nguyễn nói riêng, qua đó quảng bá, tôn vinh giá trị của các di sản của Việt Nam đã được thế giới công nhận.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 25/2 đến ngày 25/3/2019./.

https://bvhttdl.gov.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 2547

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Những ký ức không quên

40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Những ký ức không quên

  • 18/02/2019 11:00
  • 1492

Bốn thập kỷ đã trôi qua nhưng trong mỗi lần gặp mặt, nhắc lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979, những cựu chiến binh đã từng tham gia ở mặt trận Lào Cai vẫn nhớ như in từng mỏm núi, con đèo, khe sâu… nơi họ đã chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.