Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/08/2008 11:25 2057
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
TT - Bộ sưu tập cổ vật được hình thành trong 18 năm vừa được giới thiệu tại chuyên đề triển lãm “Sưu tập Nguyễn Đức Tùng” do Bảo tàng Lịch sử VN TP.HCM tổ chức.

TT - Bộ sưu tập cổ vật được hình thành trong 18 năm vừa được giới thiệu tại chuyên đề triển lãm “Sưu tập Nguyễn Đức Tùng” do Bảo tàng Lịch sử VN TP.HCM tổ chức.


Ấm vuông thế kỷ 17 vòi hình đầu gà - Ảnh: L.Điền
Ông Nguyễn Đức Tùng từng lặn lội khắp Tây nguyên, Lâm Đồng, theo bà con dân tộc ở Cát Tiên, Lung Leng... để tìm cổ vật. Bộ sưu tập của ông lên đến 2.979 hiện vật có niên đại từ thế kỷ 12-19.

Cổ vật của ông Nguyễn Đức Tùng gồm nhiều chất liệu: gốm, kim loại, thủy tinh, đá quí... với xuất xứ từ nhiều nơi: Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Lào...

Riêng bộ sưu tập gốm Trung Quốc với các dòng men xanh trắng và men xanh ngọc với hàng chục cá thể rất có giá trị, như đĩa men ngọc thế kỷ 15, ấm men nâu thế kỷ 15, Kendi (bình rượu có vòi hình bầu vú) men màu thế kỷ 15-16, ấm men nâu thân hình vuông vòi hình đầu gà thế kỷ 17... là những cổ vật độc đáo của ông Nguyễn Đức Tùng.

Bộ sưu tập gốm cổ Gò Sành của ông Tùng cũng được các nhà sưu tập đánh giá cao. Đặc biệt có chiếc chóe Gò Sành với hoa văn ngọn lửa cách điệu tượng trưng cho thần Shiva, hoa văn hình rồng Champa trên gốm Gò Sành... cũng là những nội dung đặc biệt của bộ sưu tập.

Do sức khỏe yếu, ông Nguyễn Đức Tùng có ý nhượng lại bộ sưu tập này cho Bảo tàng Lịch sử VN TP.HCM và UBND TP.HCM đã đồng ý cho phép bảo tàng mua lại.

Triển lãm mở cửa liên tục mỗi ngày đến tháng 11-2007.

Theo LAM ĐIỀN


(Nguồn: tuoitre.com.vn)

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3390

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

VN tham gia dự án hợp tác bảo tàng vùng Đông Dương

  • 28/08/2008 11:21
  • 1991

Cục Di sản Văn hóa, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng tỉnh An Giang sẽ tham gia vào một dự án hợp tác bảo tàng vùng do Bảo tàng Văn hóa thế giới (Thụy Điển) cùng các bảo tàng và cơ quan quản lý văn hóa của ba nước Đông Dương phối hợp tổ chức.