Thứ Bảy, 25/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/08/2008 11:18 2208
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Người dân Hải Dương vừa mới phát hiện được hai di vật quý: một bát hương đá cổ và một đạo sắc phong Vua bà Đào Thánh Hồng Nương thuộc thời Tây Sơn. Dấu tích và di vật của thời Tây Sơn đến nay còn rất ít và chủ yếu tập trung tại Bình Định và Phú Xuân nhưng ở Hải Dương người dân vừa mới phát hiện được hai di vật quý: một bát hương đá cổ và một đạo sắc phong Vua bà Đào Thánh Hồng Nương.
Người dân Hải Dương vừa mới phát hiện được hai di vật quý: một bát hương đá cổ và một đạo sắc phong Vua bà Đào Thánh Hồng Nương thuộc thời Tây Sơn.

Dấu tích và di vật của thời Tây Sơn đến nay còn rất ít và chủ yếu tập trung tại Bình Định và Phú Xuân nhưng ở Hải Dương người dân vừa mới phát hiện được hai di vật quý: một bát hương đá cổ và một đạo sắc phong Vua bà Đào Thánh Hồng Nương.


Sắc phong phát hiện ở Hải Dương

Hiện cả hai di vật này được một gia đình nông dân ở thôn Đồng Tràng, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương lưu giữ. Theo giáo sư sử học Lê Văn Lan, đây là chứng tích quý của nhà Tây Sơn đời vua Cảnh Thịnh với 211 năm tuổi, là tài sản quốc gia cần được bảo vệ theo Luật di sản.


Chất liệu và hoa văn sắc phong thời Tây Sơn
Đạo sắc phong là một bản viết lớn trên loại giấy quý có hình rồng chìm, trải qua hơn 200 năm vẫn không hề bị mục nát, theo đó phong vị thần rất lớn là Vua Bà Đào Thánh Hồng Nương Lê Thị Yến vào hàng Đại Vương cùng với các mỹ từ ban cho Thần. Đi kèm với đạo sắc phong này là cuốn Thần tích trong đó có ghi Vua Bà Lê Thị Yến người Bắc Ninh, được phong cấp Đại vương, sau khi bà mất, triều đình cho xây dựng một ngôi đền mang tên “Cung Từ Linh” tại Đan Tràng xã (nay là thôn Đồng Tràng), “đường con phượng giáp tam thôn” (nay là 3 thôn Đồng Tràng, Bích Lâm, Bích Cẩm- Tứ Kỳ- Hải Dương).

Đền xây theo hướng Nam, hình chữ Đinh, trong hậu cung ngoài tam quan. Khi đào móng xây nhà làm thảm len xuất khẩu đã đào được một bát hương đá chạm trổ khéo léo.

(Theo Vietnamnet)

(Nguồn: cinet.gov.vn)

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3487

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Đàn Xã Tắc: Sẽ lấp cát bảo quản các hố đã khai quật

Đàn Xã Tắc: Sẽ lấp cát bảo quản các hố đã khai quật

  • 28/08/2008 11:13
  • 2168

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ VH-TT xin ý kiến chỉ đạo về phương án bảo tồn theo đề nghị của Sở VH-TT Hà Nội và Viện Khảo cổ học bằng phương pháp tiến hành lấp cát bảo quản các hố khai quật tại khu di tích Đàn Xã Tắc.