Thứ Tư, 18/06/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/08/2008 09:13 2628
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
“Quy hoạch, xây dựng và bảo tồn quần thể di tích Ba Đình-Hoàng thành Thăng Long phải phát huy giá trị văn hóa cao và tính nối tiếp của lịch sử từ thời Văn Lang đến Ba Đình hôm nay…” .
“Quy hoạch, xây dựng và bảo tồn quần thể di tích Ba Đình-Hoàng thành Thăng Long phải phát huy giá trị văn hóa cao và tính nối tiếp của lịch sử từ thời Văn Lang đến Ba Đình hôm nay…” .


Quảng trường Ba Đình và Nhà Quốc hội.
Đó là kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại buổi họp để góp ý vào Dự thảo phương án bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long và địa điểm xây dựng Nhà Quốc hội ngày 25/10.

Đại diện Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Xây dựng, Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ Tướng.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin Lê Doãn Hợp đã báo cáo Dự thảo phương án bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long và địa điểm xây dựng Nhà Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Xây dựng báo cáo về kế hoạch xây dựng Nhà Quốc hội mới. Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu dự họp, trên cơ sở thống nhất cao với kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 42-TB/TW ngày 11/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận: Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Quảng trường Ba Đình và Nhà Quốc hội là một quần thể có tính nối tiếp văn hóa cao, vì vậy việc quy hoạch và xây dựng cần thể hiện rõ tính nối tiếp của lịch sử từ thời Văn Lang cho tới Ba Đình. Quy hoạch khu vực di tích bảo tồn (vừa bảo tồn nguyên trạng vừa bảo vệ trưng bày) phải đi đôi với quy hoạch khuôn viên Nhà Quốc hội.

Bộ Văn hóa-Thông tin được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam xây dựng phương án bảo tồn khu vực 18 Hoàng Diệu: gắn quảng trường Ba Đình với di tích thành cổ thành một khuôn viên văn hóa. Đồng thời, phối hợp với Bộ Xây dựng đưa ra đề án xây dựng Nhà Quốc hội và khu nhà làm việc của Quốc hội trên cơ sở gắn với khu bảo tồn. Bộ Văn hóa-Thông tin chủ trì, phối hợp với Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Viện Khoa học xã hội Việt Nam xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức thông tin tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, Đảng viên và toàn xã hội.

Theo Minh Thu (TH)
(Nguồn: cinet.gov.vn)

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3971

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Lần đầu tiên trình diễn đúc trống đồng Đông Sơn

Lần đầu tiên trình diễn đúc trống đồng Đông Sơn

  • 23/08/2008 09:34
  • 2574

Ngày 20-10, tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc VN, Bộ VHTT và tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp tổ chức trình diễn đúc trống đồng Đông Sơn, được mô phỏng theo phiên bản của trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Quảng Xương - Thanh Hóa.