Chủ Nhật, 22/06/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

23/08/2008 09:13 2530
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 4 tháng 10 năm 2006, tại Hội trường Bảo tàng Lịch sử Việt Nam diễn ra cuộc hội thảo: Hành trình văn hoá qua các làng nghề gốm cổ truyền vùng Đông Bắc châu thổ sông Hồng.
Ngày 4 tháng 10 năm 2006, tại Hội trường Bảo tàng Lịch sử Việt Nam diễn ra cuộc hội thảo: Hành trình văn hoá qua các làng nghề gốm cổ truyền vùng Đông Bắc châu thổ sông Hồng.


Trong khuôn khổ hợp tác song phương về văn hoá giữa Bộ Văn hoá- Thông tin Việt Nam và Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (vùng Wallonie- Bruxelles). Cục Di sản Văn hoá (Bộ Văn hoá- Thông tin) phối hợp với phái đoàn Wallonie- Bruxelles tại Hà Nội tổ chức hội thảo; Mục đích hội thảo nhằm đánh giá những kết quả thực hiện giai đoạn 1 dự án Hành trình văn hoá làng nghể thủ công cổ truyền và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế về lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra trong hội nghị là nâng cao nhận thức của cộng đồng, xem lợi ích của hành trình văn hoá như một trong những biện pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá làng nghề nói chung, các làng gốm cổ vùng châu thổ sông Hồng nói riêng.


Hội thảo được tổ chức trong hai ngày:




Ngày 4/10: với 8 bài tham luận của các đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước, xoay quanh chủ đề về lý luận, nhận thức và những kinh nghiệm thực tiễn triển khai hành trình văn hoá.


Ngày 5/10: Chương trình tham quan các làng nghề làm gốm cổ truyền (Bát Tràng, Phù Lãng, Thổ Hà…)


Nhân hội thảo này Hành trình văn hoá các làng nghề thủ công truyền thống vùng vùng Đông Bắc châu thổ sông Hồng sẽ được chính thức khai trương.


Sau giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ tiếp tục được ký kết và thực hiện với những mục tiêu và nhận thức sâu sắc cụ thể hơn, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của các nghề thủ công.

Hoàng Vinh

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3991

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Lâm Đồng: 16 tỷ đồng xây dựng bảo tàng tỉnh

  • 23/08/2008 09:09
  • 2449

TP - Bảo tàng Lâm Đồng vừa được khởi công xây dựng tại số 4 Hùng Vương, Đà Lạt với kinh phí 16 tỷ đồng. Theo thiết kế, tòa nhà chính với các gian trưng bày được xây dựng hiện đại, trên đồi thông sẽ có sân lễ hội và các nhà sàn truyền thống (chất liệu tre, gỗ, cỏ tranh) của dân tộc thiểu số Mạ, K’ho, Chu ru...