Thứ Năm, 05/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

23/08/2008 09:00 2192
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cần sớm được khởi công để có thể hoàn thành trước năm 2010. Đây là bảo tàng đầu hệ lớn nhất về lịch sử Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cần sớm được khởi công để có thể hoàn thành trước năm 2010. Đây là bảo tàng đầu hệ lớn nhất về lịch sử Việt Nam.



Theo thông báo kết luận số 149 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, sau khi xây dựng, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trưng bày về lịch sử Việt Nam qua các giai đoạn, khắc phục những khiếm khuyết của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hiện nay.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ được xây tại khu trung tâm đô thị mới, phía Tây Hồ Tây, với diện tích 10 hecta, gắn với khu không gian mở 28 hecta của Công viên Hữu Nghị.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là công trình văn hoá đặc biệt, có ý nghĩa lớn, lâu dài, cần sớm được xây dựng và cơ bản hoàn thành trước năm 2010". Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là công trình văn hoá lớn, có ý nghĩa lâu dài, cần được chuẩn bị kỹ và tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc trên phạm vi quốc tế để lựa chọn phương án tốt nhất.

Do là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên Thủ tướng đồng ý thành lập Ban chỉ đạo nhà nước do Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban; Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin làm Phó Trưởng ban thường trực về nội dung và hình thức trưng bày; Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm việc xây dựng. Các bộ, ngành cần phấn đấu khẩn trương để cuối năm 2007 có thể khởi công.

(Theo VNN)
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3392

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Bình Thuận: Phát hiện bộ đàn đá thời Tiền sử

  • 23/08/2008 08:56
  • 2152

Một bộ đàn đá được đánh giá là thuộc thời đại Tiền sử vừa được phát hiện bởi một người dân ngụ tại xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Bộ đàn đá có tổng cộng 8 thanh màu nâu đen, có hình dạng gần giống nhau (khác nhau chủ yếu về mặt kích thước) và nằm lẫn trong một khu mộ chum tại một đồi cát ven biển.