Từ ngày 15 đến 30/9/2006, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật kết hợp với Sở Văn hoá Thông tin Lào Cai, Trung tâm Tiền sử Đông Nam ¸ và Trung tâm nghệ thuật Việt tổ chức chương trình giới thiệu về Bãi đá cổ Sa pa có tựa đề "Bãi đá cổ Sapa dưới con mắt tạo hình". Lễ khai mạc được tổ chức vào chiều ngày 15/9/2006 tại Bảo tàng Trường Mỹ thuật Hà Nội.
Từ ngày 15 đến 30/9/2006, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật kết hợp với Sở Văn hoá Thông tin Lào Cai, Trung tâm Tiền sử Đông Nam ¸ và Trung tâm nghệ thuật Việt tổ chức chương trình giới thiệu về Bãi đá cổ Sa pa có tựa đề "Bãi đá cổ Sapa dưới con mắt tạo hình". Lễ khai mạc được tổ chức vào chiều ngày 15/9/2006 tại Bảo tàng Trường Mỹ thuật Hà Nội.
 |
Những hình tượng kỳ lạ trên đá |
Bãi đá nằm dọc theo suối Mường Hoa (Thung lũng Mường Hoa), trên địa bàn bốn xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và Sử Pán thuộc huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, nơi cư trú của các dân tộc H'Mông, Dao, Tày, Giáy… Đến nay, qua gần một thế kỷ rất nhiều nhà nghiên cứu đã đến đay tìm hiểu nhưng những điều bí ẩn của những hình khắc trên các phiến đá cũng như chủ nhân của nó vẫn còn là điều tranh cãi chưa có hồi kết.
Năm 2003, Trường Đại Học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật, đã tiến hành khảo sát và làm bản rập, chụp ảnh tư liệu về bãi đá cổ. Qua chuyến điền dã, Viện đã thu thập được 150 bản rập cỡ lớn và nhiều hình ảnh của các góc độ khác nhau về hình khắc và bãi đá. Các tư liệu đã được phân loại theo mô típ khác nhau. Từ sự lý thú của các hình khắc đầy ngẫu hứng mang tính nghệ thuật khác biệt, sự bí ấn về ý nghĩa và người sáng tạo ra chúng, Viện Mỹ thuật đã quyết định trưng bày tư liệu một cách tổng quan về bãi đá nhằm công chúng hình dung rõ về bãi đá còn nhiều bí ẩn, nhằm gợi mở các vấn đề nghiên cứu có liên quan và hy vọng có thể nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho việc tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc của bãi đá cổ Sapa.
Đồng thời Bảo tàng sẽ trưng bày tư liệu khảo cổ học liên quan đến Bãi đá cổ Sapa, tư liệu về các hình chạm khắc cổ trên đá của thế giới. Nhân triển lãm này, Bảo tàng cũng bày một số phiên bản tác phẩm nghệ thuật của các hoạ sĩ trên thế giơí có nguồn cảm hứng mang tính nguyên thủy hay có sự liên hệ gần gũi với những tư duy từ những hình khắc trên bãi đá cổ Sapa. Có sáu viên đá được đổ lại bằng thạch cao từ nguyên gốc của phiến đá cổ, được trưng bày trong không gian của triển lãm tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội gồm Bảo tàng, sân vườn trường ĐH Mỹ thuật , Viet Art Centre.
Trong thời gian triển lãm, sẽ có một cuộc toạ đàm khoa học để các nhà sử học, khảo cổ học, địa chất học, dân tộc học, nghệ thuật học... bàn về các vấn đề có liên quan đến Bãi đá cổ nhằm tìm ra một quan điểm chung về chủ nhân, nội dung và phương pháp bảo tồn Bĩa đá cổ. Sẽ chiếu phim tư liệu về bãi đá, Tại Viet Art Centre sẽ có ba buổi sinh hoạt học thuật do Tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á nói chuyện về các vấn đề “Các hình khắc trên đá ở Sapa: Khai quật, điều tra khảo cổ học,điều tra dân tộc, địa lý nhân văn”, “Phân loại kỹ thuật khắc đá: Phân loại nội dung và thử giải thích nội dung”, “Lịch sử khắc đá Thế giới và Việt Nam, cơ sở, nhận thức về bãi đá Sapa”.
Vân Phong (Theo HNM)