Thứ Tư, 15/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

03/07/2015 15:01 3294
Điểm: 1.5/5 (2 đánh giá)
Theo báo cáo sơ bộ về kết quả nghiên cứu khảo cổ học trên địa bàn thành phố năm 2015 diễn ra vào chiều 1-7, đoàn nghiên cứu Viện Khảo cổ học và Trung tâm Quản lý di sản văn hóa Đà Nẵng đã phát hiện ra nhiều bằng chứng mới về văn hóa Sa Huỳnh, Chăm pa.

Một số hiện vật về nền văn hóa Sa Huỳnh (nguồn: internet)

2 tháng vừa qua, đoàn nghiên cứu Viện Khảo cổ học và Trung tâm Quản lý di sản văn hóa Đà Nẵng đã tiến hành khai quật khảo cổ học tại vườn đình Khuê Bắc, phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn); đào thám sát phế tích tháp Chăm-pa Xuân Dương, phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) và khảo sát phế tích tháp Chăm-pa Gò Giản, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang). Theo kết quả khai quật cho thấy, tại vườn đình Khuê Bắc đã phát hiện nhiều di vật vô cùng phong phú và nhiều thể loại khác nhau như: công cụ sản xuất, đồ trang sức, mộ táng của cư dân văn hóa Sa Huỳnh,… Đối với phế tích Chăm-pa Xuân Dương, đoàn khảo sát đã tìm ra các bằng chứng chứng tỏ nơi đây từng là trung tâm tôn giáo của người Chăm, được xây dựng vào thế kỷ 11 và duy trì sử dụng cho đến khi vùng đất này sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Bên cạnh đó, tại phế tích tháp Chăm-pa Gò Giản cho thấy, quy mô và phạm vi kiến trúc khá lớn, nhiều khả năng nơi đây là di chỉ của người Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh nam Trung bộ và Tây Nguyên mà Xứ Quảng là trung tâm. Việc tiến hành quá trình khai quật và nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc đánh giá lại diện mạo và xây dựng lại bản đồ di tích khảo cổ học, bảo vệ các di tích trước quá trình đô thị hóa, đồng thời giúp nhận diện các giá trị lịch sử- văn hóa Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung trong chiều dài lịch sử văn hóa dân tộc.

CN

vanhoa.gov.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3463

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Các hoạt động nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Văn hóa

Các hoạt động nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Văn hóa

  • 02/07/2015 14:14
  • 3658

Tại Công văn số 2412/BVHTTDL-DSVH, ban hành ngày 17/6/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố, các Bảo tàng, các Khu di tích trực thuộc Bộ VHTTDL về tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Văn hóa, du khách được miễn phí vé tham quan tại bảo tàng và di tích từ ngày 25 đến hết ngày 28/8/2015