Thứ Tư, 15/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

02/07/2015 09:58 1767
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 27-6, tại Di tích Nam Linh Sơn tự, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn (An Giang), đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng lãnh đạo tỉnh An Giang tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo- Ba Thê cho tỉnh An Giang.

Quần thể di tích phân bố trên sườn núi Ba Thê và cánh đồng Óc Eo, chứng minh sự tồn tại của vương quốc Phù Nam - một vương quốc thịnh trị, có tầm ảnh hưởng bao trùm cả vùng Nam Bộ cũng như các quốc gia trong vùng Đông - Nam Á, khoảng từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII (sau Công nguyên), trải dài nhiều tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và đến tận một số tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận; với một nền thương nghiệp phát triển mạnh mẽ; nhiều ngành nghề thủ công phát triển như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện, gồm hai nhóm tượng Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Tên gọi Óc Eo được nhà khảo cổ người Pháp Louis Malleret đặt theo tên địa điểm gò Óc Eo ở huyện Thoại Sơn (An Giang), khi di tích này được phát hiện và công bố năm 1942. Từ năm 1944 đến nay, nhiều di tích ở khu vực này đã được khai quật, như: Giồng Cát, Giồng Xoài, Gò Óc Eo, Gò Cây Thị, Gò Da, Gò Út Trạnh, Nam Linh Sơn, Gò Cây Me, Gò Tư Trâm, Gò Út Nhanh, di chỉ Đá Nổi …

Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay đã phát hiện lưu giữ hơn 270 hiện vật; trong đó, có 196 hiện vật bằng vàng, 47 hiện vật bằng đất nung, 22 hiện vật bằng đá như: gạch, đá, con dấu, tượng Phật, tượng thần, đồ trang sức nhẫn, hoa tai, đồ gia dụng bếp lò, bình gốm, chậu, nồi nấu kim loại, đèn, bi ký, tư liệu thư tịch... Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiểu biểu đó, di tích Óc Eo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là khu di tích quốc gia, với ba cụm di tích: Kiến trúc nghệ thuật Hai Bia đá và tượng Phật bốn tay được xếp hạng năm 1988; di tích khảo cổ Nam Linh Sơn tự và Gò Cây Thị được xếp hạng năm 2002.

Việc Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo-Ba Thê được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt là sự tôn vinh những giá trị to lớn của một trong ba nền văn hóa cổ Việt Nam, gồm: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo, qua đó góp phần gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo và phát huy tốt những giá trị cuả di tích văn hóa Óc Eo, đưa di sản văn hóa Óc Eo xứng tầm với di sản văn hóa cả nước và thế giới.

BẢO TRỊ

nhandan.com.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3463

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Dù ở cương vị nào ông cũng luôn vì Đảng, vì dân

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Dù ở cương vị nào ông cũng luôn vì Đảng, vì dân

  • 02/07/2015 09:51
  • 1964

Sáng ngày 30-6, tại tỉnh Hưng Yên, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, UBTƯMTTQ Việt Nam và tỉnh Hưng Yên đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1-7-1915-1-7-2015).