Thứ Ba, 15/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

26/06/2015 14:01 1683
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Một số người dân xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong khi cày ruộng đã phát hiện nhiều hiện vật cổ như đồ gốm, sứ, sắt, đá quý, xương,... có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 10. Địa điểm phát hiện các hiện vật này cách Thành nhà Hồ hơn 1km về phía Đông Nam, nằm liền kề với hệ thống La Thành của nhà Hồ.

Trong những hiện vật cổ này đáng chú ý nhất là những chiếc vò sành cao từ 25-33 cm, cổ ngắn, miệng hơi loe, vai phình, thân thon nhỏ dần về đáy, đường kính miệng rộng 17-19cm, đáy phẳng đường kính rộng từ 19-21cm. Quanh chân cổ vò có bốn quai bố trí cách đều nhau, trên phần thân trên được vẽ trang trí hai đường chỉ chìm chạy song song. Bát, đĩa chiếm số lượng khá lớn trong tổng số hàng trăm hiện vật được tìm thấy, phần lớn được tráng men, chân đế để mộc, nhiều chiếc có đường kính miệng rộng tới 20cm, lòng bát còn có các dấu con kê để lại trong quá trình nung gốm. Đặc biệt, tại đây còn phát hiện một số mảnh gốm cổ Đông Sơn, có niên đại cách đây hàng nghìn năm, được trang trí văn thừng hoặc hoa văn ô trám và những mảnh đá quý như đá mã não đỏ. Theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Anh Dũng - Viện Khảo cổ học Việt Nam: "Đây là những sản phẩm gốm sứ của người Việt có niên đại vào thế kỷ thứ X, trong buổi đầu thời kỳ độc lập tự chủ của đất nước dưới hai vương triều Đinh - Tiền Lê". Đã có những hiện vật tương tự được tìm thấy trong các cuộc khai quật tại các di tích Chùa Bà Tấm (Gia Lâm – Hà Nội), Vĩnh Phúc...

Hình ảnh hiện vật cổ được tìm thấy tại ruộng.

Những hiện vật trên đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đưa về kho lưu giữ, bảo quản để phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày.

Minh Vượng - Ngọc Anh

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3293

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học “Nhận diện giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử”

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học “Nhận diện giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử”

  • 25/06/2015 08:13
  • 1572

Vừa qua, tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội thảo khoa học lần 1 “Nhận diện giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế.