Thứ Bảy, 12/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

25/05/2015 09:57 1641
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 23/5 tại thôn Thương Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khánh thành Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc, huyện đường Bình Khê cũ với sự tham gia của nhiều lãnh đạo chủ chốt của các bộ, ban ngành Trung ương, tỉnh Bình Định và đông đảo nhân dân địa phương.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định cho biết Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc được quy hoạch xây dựng trên tổng diện tích hơn 2,6ha, chính thức khởi công từ ngày 6/8/2014.

Tái hiện cảnh người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến huyện đường Bình Khê thăm thân phụ trong Chương trình nghệ thuật “Cha, con và Tổ quốc” tại Bình Định.

(Ảnh minh họa: TTXVN).

Khu tưởng niệm có tổng cộng 26 công trình với các hạng mục kiến trúc đặc sắc như đền thờ, nhà lưu niệm, nhà trưng bày,nhà bia di tích, di tích giếng nước, hồ sen… với tổng kinh phí gần 73 tỷ đồng.
Huyện đường Bình Khê được thành lập từ năm Đồng Khánh thứ 3-1888, bấy giờ là một phần của huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định. Vào năm 1909 cụ Nguyễn Sinh Sắc được triều đình Huế cử vào Bình Khê giữ chức tri huyện.
Cũng tại huyện đường này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên hành trình vào Nam tìm thăm cha một thời gian. Năm 2000 Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định công nhận nơi đây là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862 tại Nam Đàn Nghệ An; ông đỗ cử nhân năm 1894 và đỗ phó bảng năm 1901, nhưng nhiều lần từ chối ra làm quan và sống thanh đạm bằng nghề dạy học.
Đến năm 1906, không còn lý do chối thác ông nhận chức Thừa biện Bộ lễ. Đến năm 1909 ông được cử làm Tri huyện Bình Khê và ở đây ông đã thể hiện tinh thần yêu nước thương dân và chống lại những áp bức bóc lột nhân dân của những kẻ cường hào ác bá.
Vào tháng 1/1910 ông bắt giam một tên cường hào và đã bị triều đình Huế đã giáng chức triệu hồi về Huế.
Sau đó ông lại được phục chức nhưng ông không màng danh lợi mà vào Nam tìm con trai. Đến cuối tháng 11/1929 ông bị lâm bệnh và mất tại Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp./.

(TTXVN)

tuyengiao.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3285

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Triển lãm “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam”

Triển lãm “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam”

  • 25/05/2015 09:50
  • 1635

Nhiều tư liệu, hiện vật gốc về Bác Hồ lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm này, đó là bức ảnh Bác Hồ đánh máy chữ năm 1950 có chữ ký và triện của Bác tặng nhà quay phim Nguyễn Thế Toàn, bài trả lời phỏng vấn bốn tờ báo của Nhật Bản có bút tích biên tập của Bác, bộ sưu tập 48 bức ảnh về các cuộc tiếp xúc, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí nước ngoài hoặc hình ảnh Bác trên các trang bìa báo và tạp chí nước ngoài…