Thứ Ba, 22/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

15/04/2022 21:36 1523
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Chiều ngày 15/4/2022, Câu lạc bộ Tình nguyện viên Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Hình tượng Hổ trong văn hóa Việt Nam” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Diễn giả tọa đàm là  PGS.TS Đinh Hồng Hải - Chủ nhiệm Bộ môn Nhân học văn hóa, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu liên ngành KHXH, Giảng viên cao cấp ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 
Toàn cảnh buổi tọa đàm
 
PGS.TS Đinh Hồng Hải trình bày tại buổi tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã trình bày ý nghĩa hình tượng hổ trong văn hóa truyền thống và hình tượng hổ trong văn hóa đương đại; Thực trạng loài hổ và việc bảo tồn loài hổ trong tự nhiên hiện nay; đồng thời cũng đặt ra các vấn đề về phát huy giá trị biểu tượng hổ trong văn hóa đương đại.
Hổ loài vật có thật, loài vật dũng mãnh được ví là “chúa sơn lâm”. Trong văn hóa Việt Nam hình tượng hổ đã tồn tại lâu đời và là biểu tượng của sức mạnh. Trên một số hiện vật của văn hóa Đông Sơn các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trang trí hình tượng hổ, hổ xuất hiện với các loài vật phổ biến như chim, huơu, cóc... đến các giai đoạn lịch sử tiếp theo tạo hình hổ vẫn được sử dụng với những ý nghĩa khác nhau từ ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, biểu tượng vương quyền đến đời sống dân gian. Cùng với đó là những thay đổi về quan niệm, tạo hình, phong cách, ứng dụng và chất liệu thể hiện.
 
Tạo hình hổ trong nghệ thuật truyền thống
 
Tạo hình hổ trong nghệ thuật đương đại 
Bên cạnh các sản phẩm nghệ thuật tạo hình, hổ cũng được mô tả trong văn học và nghệ thuật được thể hiện trong các câu thành ngữ, phương ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca, cùng các câu chuyện ngụ ngôn, thần thoại,... Có thể nói, hổ là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho sức sáng tạo của các văn nhân và nghệ sĩ ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Một trong những kiệt tác thi ca về hình tượng hổ chính là bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ viết năm 1932.

Hiện nay vẫn có nhiều người săn lùng mua cốt hổ, da hổ, vuốt hổ, nanh hổ cùng với đó là nạn phá rừng... đã làm cho hổ trong tự nhiên đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, không vì thế mà hình tượng hổ bước ra ngoài đời sống của văn học nghệ thuật. Trái lại, biểu tượng sức mạnh của hổ luôn tàng ẩn trong đời sống văn hóa để rồi chúng lại xuất hiện trong các thành tố văn hóa mới. Điều đó cho thấy sức mạnh của hổ không chỉ được biểu hiện qua những thành tố văn hóa hữu hình, mà quan trọng hơn, đã ăn sâu trong tiềm thức của con người.  

 
Các bạn trẻ tham quan trưng bày chuyên đề“Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” tại BTLSQG.
Tọa đàm đã nhận được sự quan tâm của đông đảo sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Bạn Linh, sinh viên trường đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Được tham gia tọa đàm và xem các hiện vật có tạo hình hổ, giúp em hiểu thêm về ý nghĩa, diễn trình phát triển của hình tượng hổ trong văn hóa Việt Nam. Qua đó em có thêm kiến thức để nhận diện văn hóa từ đó giúp em suy nghĩ và hành động tích cực, mà trước hết là nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn loài hổ”

Thu Nhuần

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

  • 04/07/2019 15:47
  • 3201

Nhân kỷ niệm Tuần lễ Du lịch Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức triển lãm, giới thiệu những sản phẩm văn hóa đến từ 5 bảo tàng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời tổ chức hội thảo về chủ đề trên tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bài viết khác

BTLSQG tổ chức chương trình tham quan trực tuyến cho học sinh trực tiếp

BTLSQG tổ chức chương trình tham quan trực tuyến cho học sinh trực tiếp

  • 15/04/2022 20:51
  • 1533

Ngày 14/4/2022, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức chương trình tham quan trực tuyến dành cho học sinh khối 3,4,5 đang học trực tiếp tại trường Tiểu học Minh Khai - Hà Nội.