Thứ Ba, 15/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

18/01/2022 18:40 1836
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Nhân dịp năm mới, Xuân Nhâm Dần 2022, sáng ngày 18/01/2022 Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Khu di tích Lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ và một số nhà sưu tập tư nhân tổ chức trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam".

 

 Toàn cảnh buổi Lễ khai mạc Trưng bày

Tham dự lễ khai mạc có Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; GS.TSKH. Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia; PGS.TS. Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; Ông Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa; Bà Phạm Thị Hoàng Oanh - Phó giám đốc Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ; Ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đại diện một số bảo tàng, di tích, viện nghiên cứu, sưu tập tư nhân và cơ quan thông tấn, báo chí tại Hà Nội....

 

 Các đại biểu tham dự khai mạc Trưng bày 

 

 Ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc BTLSQG phát biểu tại Lễ khai mạc

 

Các đại biểu cắt băng khai mạc Trưng bày

Trưng bày giới thiệu hơn 30 hiện vật cùng tài liệu, hình ảnh về nghệ thuật tạo hình hổ - linh vật mặc dù xuất hiện ít hơn các linh vật thuộc bộ Tứ linh nhưng vẫn được thể hiện phong phú về loại hình và đa dạng trên các chất liệu như đồ đá, đồ đồng, đồ gốm, giấy, vải… niên đại trải dài từ thời văn hóa Đông Sơn đến thời Nguyễn. Theo từng giai đoạn lịch sử, hình tượng hổ mang những ý nghĩa khác nhau từ ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, biểu tượng vương quyền đến đời sống dân gian. Song hành với đó là những thay đổi về quan niệm, tạo hình, phong cách, ứng dụng và chất liệu thể hiện tiêu biểu với các hiện vật như: Qua đồng trang trí hình hổ trên cả 2 mặt với những chấm trên thân; Tượng hổ ở lăng Thái sư Trần Thủ Độ; Thạp gốm hoa nâu trang trí hình hổ (thế kỷ 13-14); Gạch trang trí hình hổ (thế kỷ 16); Hình hổ trong các bức chạm trên kiến trúc gỗ đình làng; Hình hổ trong tranh dân gian Hàng Trống; Tranh thêu hình hổ...  

 

Toàn cảnh phòng Trưng bày

 

 Các đại biểu tham quan Trưng bày

 

Trải nghiệm in tranh hổ tại Trưng bày

Thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn giúp công chúng khám phá, tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về sưu tập hiện vật, ý nghĩa của hình tượng hổ, một trong những linh vật quan trọng và góp mặt trong 12 con giáp (Thập nhị chi) trong lịch sử, văn hoá Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khái quát ý nghĩa hình tượng hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị phối hợp, các đại biểu, công chúng tham quan cùng các cơ quan thông tấn báo chí đã đến tham dự, thưởng lãm và đưa tin về trưng bày.

Trưng bày mở cửa đến hết tháng 8 năm 2022.

Thu Nhuần - Bắc Dũng

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

  • 04/07/2019 15:47
  • 2863

Nhân kỷ niệm Tuần lễ Du lịch Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức triển lãm, giới thiệu những sản phẩm văn hóa đến từ 5 bảo tàng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời tổ chức hội thảo về chủ đề trên tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bài viết khác

Thông tin báo chí: Trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam”

Thông tin báo chí: Trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam”

  • 13/01/2022 09:46
  • 1854

Chào mừng năm mới, Xuân Nhâm Dần 2022, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số sưu tập tư nhân tổ chức trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam". Lễ khai mạc được diễn ra ngày 18 tháng 01 năm 2022 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội.