Chủ Nhật, 08/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

11/01/2022 10:15 1254
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Hội thảo Quốc tế Giáo dục Di sản Văn hóa ASEAN 2021 với chủ đề “Thiết lập liên minh quốc tế góp phần giáo dục di sản văn hóa trong 10 nước ASEAN” do Trung tâm Châu Á Sophia về Nghiên cứu và Phát triển Con người thuộc Đại học Sophia (Nhật Bản) (gọi tắt là Trung tâm Châu Á Sophia) tổ chức theo hình thức trực tuyến, đã diễn ra từ ngày 8-9/1/2022.

 

 Hội thảo quốc tế “Giáo dục Di sản Văn hóa ASEAN 2021”

 Trước đó, phiên trù bị của Hội thảo đã diễn ra vào ngày 13/11/2021 với nội dung các thành viên tham gia chia sẻ, trao đổi về các vấn đề mình quan tâm/ các chủ đề tham luận sẽ trình bày để chuẩn bị cho nội dung phiên chính thức qua Zoom meeting ngày 8-9/1/2022. 

 

 Các thành viên tham dự Hội nghị trù bị ngày 13/11/2021

Tham dự Hội thảo gồm 11 thành viên có bài thuyết trình, là các chuyên gia trong các lĩnh vực bảo tàng thuộc các quốc gia thành viên ASEAN như: Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Phillipines, Singapore, Nhật Bản, Việt Nam…
 

 Toàn cảnh Hội thảo trực tuyến ngày 9/1/2022

 Bảo tàng Lịch sử quốc gia tham dự với tham luận: “Hoạt động giáo dục của BTLSQG với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa”, giới thiệu tổng quan về hệ thống các bảo tàng ở Việt Nam, nhiệm vụ và sứ mệnh của BTLSQG trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc. Nhiệm vụ đó được BTLSQG thực hiện qua nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, truyền thông, hợp tác quốc tế…và đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Với rất nhiều hình thức khác nhau, thông qua các chương trình/hoạt động giáo dục trực tiếp và online, BTLSQG đã giới thiệu, truyền bá tri thức di sản văn hóa của dân tộc tới đông đảo công chúng; đồng thời cung cấp các sản phẩm, hoạt động giáo dục đa dạng để công chúng có nhiều cơ hội khám phá, trải nghiệm kho tàng di sản văn hóa đồ sộ của Việt Nam. Tham luận được Ban tổ chức và các thành viên Hội thảo đánh giá cao và gợi mở những hướng nghiên cứu, hợp tác mới về lĩnh vực giáo dục bảo tàng trong khu vực ASEAN.

  
Ths. Lê Thị Liên, cán bộ Phòng Giáo dục, Công chúng thuyết trình tại Hội thảo trực tuyến

 Với 4 phiên thảo luận và 10 tham luận chia sẻ về công tác giáo dục di sản của các bảo tàng, di tích các nước trong khu vực, Hội thảo đã trao đổi, thảo luận và đánh giá cao chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo tàng trong việc bảo tồn và phát huy di sản dân tộc.

 

Tiến sĩ Yuji Kurihara - Phó Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Kyoto, Nhật bản chia sẻ về vai trò của giáo dục bảo tàng

 Tiến sĩ Yuji Kurihara - Phó Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Kyoto, Nhật bản đã chia sẻ: “Nói chung, giáo dục bảo tàng có nghĩa là hướng dẫn và phát triển năng lực con người bằng cách áp dụng các hình thức phù hợp để thực hiện nhiệm vụ đó. Giáo dục bảo tàng có thể định nghĩa là tập hợp các giá trị, ý tưởng, tri thức và thực hành các nhiệm vụ nhằm đảm bảo phát triển và thu hút công chúng. Đó là một quá trình truyền thụ văn hóa dựa trên các kỹ năng sư phạm, phát triển, hoàn thiện con người và đem lại tri thức cho công chúng…”

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ về hệ thống bảo tàng ở mỗi quốc gia và sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ giáo dục, phát huy giá trị di sản ở các bảo tàng đó bằng nhiều hình thức, cách thức khác nhau.

 

Tiến sĩ Kyaw Oo Lwin (Myanmar) chia sẻ về hệ thống bảo tàng ở Myanmar

 Sau các báo cáo tham luận là phần chia sẻ, trao đổi, hỏi đáp. Tham luận của BTLSQG được nhiều thành viên quan tâm, đặt câu hỏi và làm rõ hơn về cách thức thực hiện và hiệu quả của hoạt động giáo dục do BTLSQG tổ chức như: Các chương trình giáo dục dành cho đối tượng nào là chính? Nội dung giáo dục di sản được đề cập trong các chương trình là gì? Hiệu quả ra sao? Vai trò của cán bộ giáo dục bảo tàng (Educator) là như thế nào?...

 

Bảo tàng quốc gia Philippines thuyết trình về vai trò của cán bộ giáo dục

 Bên cạnh đó, các tham luận của Bảo tàng quốc gia Philippines, Viện Văn hóa Asian thuộc Đại học Sophia; Bộ Văn hóa Thái Lan… cũng đã giới thiệu và làm rõ các bảo tàng đã thay đổi các chương trình giáo dục di sản văn hóa như thế nào để thích ứng với bối cảnh đại dịch COVID-19? Làm thế nào để duy trì, kết nối công chúng đến bảo tàng, di tích? Làm thế nào để bảo tồn, phát huy giá trị di sản hiệu quả và hấp dẫn, đưa công chúng trở lại bảo tàng sau khi đại dịch ổn định? Làm thế nào để bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể qua các hoạt động giáo dục di sản văn hóa?...

 

Đại diện Trung tâm Châu Á Sophia tổng kết hội thảo và định hướng chương trình Hội thảo năm 2022

 Hội thảo quốc tế “Giáo dục Di sản Văn hóa ASEAN 2021” đã tạo cơ hội cho các bảo tàng, di tích trong khối ASEAN chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về công tác giáo dục di sản và nhiệm vụ “Thiết lập liên minh quốc tế góp phần giáo dục di sản văn hóa trong 10 nước ASEAN" đã và đang được thực hiện trong những năm gần đây, nhằm kết nối, duy trì để phát huy và bảo tồn di sản văn hóa trong khu vực./.

Lê Liên

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

  • 04/07/2019 15:47
  • 2805

Nhân kỷ niệm Tuần lễ Du lịch Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức triển lãm, giới thiệu những sản phẩm văn hóa đến từ 5 bảo tàng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời tổ chức hội thảo về chủ đề trên tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bài viết khác

CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN NHÂM DẦN 2022

CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN NHÂM DẦN 2022

  • 01/01/2022 08:25
  • 1217

Nhân dịp năm mới Xuân Nhâm Dần 2022, thay mặt lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử quốc gia, tôi xin gửi tới toàn thể viên chức, người lao động, các cộng tác viên, quý độc giả trong và ngoài nước lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất!