Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

09/10/2020 17:48 1638
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 08/10/2020, tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội - Bảo tàng Dân tộc học đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Các phương pháp tổ chức trưng bày”. Đây là hoạt động khoa học nhằm trao đổi, thảo luận về những thực trạng và bài học kinh nghiệm trong hoạt động tổ chức trưng bày để tìm ra những hướng đi khả thi nhất cho công tác tổ chức trưng bày tại các bảo tàng, di tích.

 

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Hội Di sản văn hóa Viêt Nam; Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; các nhà quản lý, các nhà khoa học đến từ các cơ quan chuyên môn, các trường đại học, các bảo tàng, di tích trong nước và quốc tế. Về phía Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có Ths.Nguyễn Thị Thu Hoan (Phó Giám đốc); Ths. Nguyễn Thị Thu Hà (Phó trưởng Phòng Trưng bày) và một số cán bộ Phòng Giáo dục - Công chúng, Phòng trưng bày.

Hội thảo quốc tế lần này được tổ chức trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID-19. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu không có điều kiện để tham dự trực tiếp nhưng bằng việc ứng dụng công nghệ, Hội thảo đã được tổ chức trực tuyến với 13 điểm cầu online tại Hoa Kỳ, Ấn Độ, Malaixia, Philipin, Nhật Bản... và một số tỉnh thành của Việt Nam.
 

 Hội thảo quốc tế được kết nối trực tuyến với 13 điểm cầu online trong nước và quốc tế

 
Trong báo cáo khai mạc Hội thảo, TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của công tác trưng bày trong hoạt động bảo tàng: Công tác trưng bày là hoạt động then chốt của mọi bảo tàng, là cầu nối giữa bảo tàng và công chúng. Vì vậy, hoạt động trưng bày không chỉ cần đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, hấp dẫn mà còn cần đổi mới trưng bày và cập nhật những tiến bộ về khoa học, công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo công chúng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Hội thảo lần này nhằm kết nối, chia sẻ những kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững của các bảo tàng trong các phương pháp tổ chức trưng bày giữa những người làm công tác bảo tàng trong nước và quốc tế.
 

  TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Hội thảo đã nhận được 30 tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu với nội dung tham luận chia làm 4 phiên họp với nội dung tập trung vào 4 chủ đề chính: 

- Kinh nghiệm và phương pháp trưng bày

- Bảo tàng và cộng đồng

- Đổi mới trưng bày và cách tiếp cận

- Ứng dụng công nghệ trong trưng bày

Tại Hội thảo, Ths Nguyễn Thị Thu Hoan - Phó Giám đốc BTLSQG đã báo cáo tham luận “Ứng dụng công nghệ số trong trưng bày tại các bảo tàng Việt Nam”. Tham luận đã nêu lên thực trạng ứng dụng công nghệ số tại BTLSQG và một số bảo tàng khác như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Viettel; Bảo tàng Mỹ Thuật và đặc biệt là tham luận đã đưa ra một số lưu ý trong ứng dụng công nghệ số cho các bảo tàng, di tích cả nước như: Xác định phương pháp trưng bày, Nghiên cứu xây dựng nội dung; Sử dụng hiện vật; Nhân lực thực hiện và Xu hướng hợp tác/chia sẻ giữa trưng bày và ứng dụng công nghệ.

 

 Ths Nguyễn Thị Thu Hoan - Phó Giám đốc BTLSQG báo cáo tham luận tại Hội thảo

Tham luận được các nhà khoa học đánh giá cao về tính ứng dụng và thực tiễn trong việc kết hợp phương pháp trưng bày truyền thống với ứng dụng công nghệ trong tổ chức trưng bày bảo tàng để làm thế nào đó “làm ít hơn nhưng làm tốt hơn, hiệu quả hơn” cho hoạt động trưng bày tại các bảo tàng, di tích cả nước. Đồng thời, tham luận cũng đưa ra được vai trò của công chúng đối với hoạt động trưng bày và các khâu công tác khác của bảo tàng Công chúng là trung tâm, là mục tiêu “sống còn”; là mục tiêu duy nhất mà các bảo tàng cần hướng đến. Từ đó, xác định mục đích của các hoạt động trưng bày, giáo dục, truyền thông... là phục vụ tốt nhất, tối đa nhất nhu cầu của công chúng, để công chúng từ chỗ biết đến, hiểu rõ và mong muốn đến bảo tàng.

Kết luận Hội thảo, PGS. TS Trần Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhấn mạnh:

- Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị lịch sử - văn hóa của quá khứ mà cần trở thành nơi kết nối giữa quá khứ - hiện tại và tương lai, gắn với sự phát triển của xã hội.

- Việc tổ chức hoạt động tại các bảo tàng cần đa dạng, hấp dẫn, phù hợp nhu cầu của đông đảo công chúng, để bảo tàng và hiện vật “có hồn” và đến gần hơn với công chúng và được công chúng chủ động đón nhận.

- Sự xuất hiện của các bảo tàng thông minh (bảo tàng kỹ thuật số (digital museum), bảo tàng trực tuyến (online museum), bảo tàng mạng (web museum) và ứng dụng công nghệ số trong tổ chức trưng bày bảo tàng (ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thuyết minh tự động, phim 3D...) là một bước phát triển mới trong hoạt động của các bảo tàng trên thế giới hiện nay nhưng chúng ta cũng cần nhận thức rằng rằng Công nghệ không phải là công cụ mà chỉ là phương tiện/cách thức để đa dạng hóa và hấp dẫn hóa trưng bày bảo tàng và công nghệ không thể thay thế cách thức trưng bày truyền thống. Các nhà bảo tàng học cần kết hợp có hiệu quả phương pháp trưng bày truyền thống và hiện đại nhằm từng bước hoàn thiện mục tiêu phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách.

 
 Các thành viên tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Lê Liên (Phòng GDCC)

 

 

 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

  • 04/07/2019 15:47
  • 2935

Nhân kỷ niệm Tuần lễ Du lịch Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức triển lãm, giới thiệu những sản phẩm văn hóa đến từ 5 bảo tàng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời tổ chức hội thảo về chủ đề trên tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bài viết khác

BTLSQG chuẩn bị trưng bày “Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa”

BTLSQG chuẩn bị trưng bày “Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa”

  • 07/10/2020 09:34
  • 1277

Sáng ngày 06/10/2020, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) đã diễn ra buổi họp Hội đồng Khoa học chuẩn bị cho trưng bày “Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa”, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11/2020.