Nhân kỷ niệm 125 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2015), hưởng ứng Ngày quốc tế bảo tàng và ngày Khoa học, công nghệ Việt Nam (18/5), thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, sáng ngày 20/5/2015, tại thành phố Huế, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức Lễ ký kết "Thỏa thuận ghi nhớ hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế" và Hội thảo khoa học “Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong trưng bày bảo tàng” với sự tham dự của đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện các bảo tàng Trung ương, các bảo tàng, di tích tại Huế và các tỉnh miền Trung.
1.
Ký kết "Thỏa thuận ghi nhớ về việc hợp
tác giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia với
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố
đô Huế"
nhằm củng
cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác truyền thống,
giao lưu chuyên
môn, nghiệp vụ giữa hai cơ
quan, từng bước phát triển sự nghiệp nghiên cứu, bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa tại Di tích Cố đô
Huế và triều Nguyễn cũng như
các vấn đề lịch sử văn hóa Việt Nam có liên
quan.
Nội dung hợp
tác giữa hai cơ quan
tập trung trên
các lĩnh vực: Nghiên cứu, khai quật khảo cổ học tại di
tích cố đô Huế; tổ chức các hội
nghị, hội thảo khoa học chuyên đề; nghiên cứu, ứng
dụng các phương pháp kỹ thuật bảo tồn, bảo quản di
tích, di vật; trao đổi
thông tin tư liệu, tổ chức xuất bản các ấn phẩm; tổ chức trưng
bày triển lãm.
2. Hội thảo khoa học
“Ứng dụng kỹ thuật và
công nghệ hiện đại trong trưng bày bảo
tàng”
nhằm nâng cao
nhận thức, khẳng định vị trí, ý nghĩa, vai trò của
ứng dụng
kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong việc
nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động bảo
tàng và di tích đặc
biệt trong trưng bày, giới thiệu, phát huy giá trị
di sản, thu hút khách tham quan.
Hội
thảo tập trung vào đánh giá tình hình ứng dụng
khoa học, công nghệ hiện đại trong các hoạt động, đặt biệt
là hoạt động trưng bày, giới thiệu của hệ thống bảo tàng,
di tích ở Việt Nam; nêu lên những kết quả, kinh nghiệm
thành công, đồng thời phân tích
nguyên nhân những tồn tại, khó khăn bất cập; dự báo xu hướng phát triển của bảo
tàng học hiện đại. Từ đó, đưa ra những
định hướng, giải pháp ứng dụng hiệu quả khoa học, công nghệ
hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trưng
bày, thu hút khách tham quan, góp phần
vào sự đổi mới, phát triển hệ thống bảo tàng, di
tích Việt Nam đáp ứng những yêu cầu của
tình hình mới và có những đóng
góp quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa của dân tộc, quảng
bá đất nước, con người Việt Nam với thế giới.
BAN
TỔ CHỨC