Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

27/01/2018 22:29 2364
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)

Trong bối cảnh hiện nay, tình hình Biển Đông đang thu hút rất lớn sự quan tâm của dư luận xã hội trong nước và quốc tế. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam đã xảy ra gần 2 tháng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" do Trung Quốc vẫn ngoan cố không chịu rút giàn khoan.

Hành động này của Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), cũng như Tuyên bố của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết vào năm 2002, cản trở tự do hàng hải, gây bất ổn về an ninh và hòa bình trong khu vực".

Chính phủ và nhân dân Việt Nam vẫn kiên trì với các biện pháp đấu tranh hòa bình, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi lãnh hải Việt Nam. Trong 3 nhóm giải pháp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra để đấu tranh với Trung Quốc trong vụ việc giàn khoan thì nhóm giải pháp thứ 3 chính là đấu tranh bằng dư luận, thông tin trung thực cho nhân dân và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hành vi xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc cũng như các biện pháp đấu tranh hòa bình của Việt Nam.

Đó cũng là mục đích của chương trình tọa đàm: “Tình hình an ninh Biển Đông hiện nay” sẽ được Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức sáng ngày 20-6-2014 tại Hội trường số 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chương trình tọa đàm do Thiếu tướng PGS.TS Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công An trình bày.

Trong chương trình, diễn giả - Thiếu tướng PGS.TS Lê Văn Cương sẽ trao đổi, phân tích về những vấn đề như: lý giải xung quanh việc Trưng Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; những giả thiết về kế hoạch, động thái của chính quyền Trung Quốc từ nay đến ngày 15-8-2014; Chủ trương của chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp hiện nay; dư luận quốc tế về tình hình biển Đông; Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 – giá trị pháp lý và ảnh hưởng của công thư với tình hình biển Đông hiện nay...

Đây là một hoạt động cần thiết nhằm giúp công chúng hiểu biết và nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề biển Đông, từ đó góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong việc phát huy sức mạnh chính nghĩa của toàn dân tộc chống lại sự áp đặt phi lý của Trung Quốc, kiên quyết bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia trân trọng kính mời các đồng chí và các bạn quan tâm đến dự chương trình tọa đàm rất có ý nghĩa này.   

( Nguyễn Thanh Thủy- Phòng Truyền thông)


Chia sẻ:

Bài nổi bật

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

  • 04/07/2019 15:47
  • 2935

Nhân kỷ niệm Tuần lễ Du lịch Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức triển lãm, giới thiệu những sản phẩm văn hóa đến từ 5 bảo tàng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời tổ chức hội thảo về chủ đề trên tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bài viết khác

Nhật ký ANMA 4 ngày 9-10-2013: Đại biểu dự ANMA 4 tham quantại các di tích lịch sử và làng nghề truyền thống của Việt Nam

Nhật ký ANMA 4 ngày 9-10-2013: Đại biểu dự ANMA 4 tham quantại các di tích lịch sử và làng nghề truyền thống của Việt Nam

  • 27/01/2018 22:29
  • 2736

Trong khuôn khổ của Hội nghị ANMA 4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức cho các đại biểu về dự Hội nghị ANMA 4 đi tham quan một số di tích lịch sử và làng nghề truyền thống của Việt Nam trên địa bàn Hà Nội. Các đại biểu được chia thành 2 đoàn đi theo 2 chương trình. Chương trình 1: tham quan di tích lịch sử Văn Miếu Quốc tử Giám và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Chương trình 2: tham quan di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long và làng nghề gốm Bát Tràng truyền thống.