Sáng 15/4/2018 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm "Các hình thức táng ở Việt Nam qua trường hợp Mộ cổ Châu Can trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia”. Chương trình do Câu lạc bộ Tình nguyện viên BTLSQG tổ chức. Tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng.
Sáng 15/4/2018 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm "Các hình thức táng ở Việt Nam qua trường hợp Mộ cổ Châu Can trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia”. Chương trình do Câu lạc bộ Tình nguyện viên BTLSQG tổ chức. Tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng.
Diễn giả của buổi tọa đàm là PGS.TS. Nguyễn Lân Cường - Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam và TS. Nguyễn Anh Thư - Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Khách mời tham dự tọa đàm.
Quá trình nghiên cứu cho thấy có rất nhiều hình thức mai táng như: địa táng (thổ táng), hỏa táng, thủy táng, không táng (thiên táng), huyền táng, điểu táng... Tuy nhiên địa táng (thổ táng) là hình thức phổ biến rộng rãi hơn cả, gồm có nhiều kiểu quan tài, phổ biến nhất là quan tài hình vò (hay chum) và hình thuyền có trong nền văn hóa cổ Sa Huỳnh, Đông Sơn và trải khắp vùng Đông Nam Á.
Tiêu biểu là Mộ cổ Châu Can đang được trưng bày tại BTLSQG, khu mộ cổ Châu Can là kết quả khai quật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia năm 1974. Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện một loại hình mộ táng với những quan tài bằng thân cây khoét rỗng loại nhỏ (khoảng 2m), trong đó có những di vật bằng đồng thau, thuộc nền văn hóa Đông Sơn và đặc biệt là hai bộ xương gần như nguyên vẹn cách đây hơn 20 thế kỷ. Nhờ việc nghiên cứu những ngôi mộ xưa, mà các nhà khoa học đã biết và hiểu được nhiều điều về cuộc sống và ý nghĩa trong lịch sử của nước ta – Thời kỳ Hùng Vương dựng nước.
Trao đổi tại hệ thống trưng bày BTLSQG
Buổi tọa đàm đã cung cấp những kiến thức về các hình thức táng ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử cũng như các phong tục mai táng của người Việt cổ thuộc các nền văn hóa khác nhau.
Tin, ảnh: Hương Quỳnh