Thực hiện quyết định số 919/QĐ-BVHTT, ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ Văn hoá- Thông tin về việc cho phép TS. Nguyễn Đình Chiến- Trưởng phòng Kiểm kê- Bảo quản, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tham dự Hội nghị xúc tiến việc tham gia công ước UNESCO 2001 về Bảo vệ di sản văn hoá dưới nước tại Srilanka từ ngày 9/4 đến 11/4/2007.
Thực hiện quyết định số 919/QĐ-BVHTT, ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ Văn hoá- Thông tin về việc cho phép TS. Nguyễn Đình Chiến- Trưởng phòng Kiểm kê- Bảo quản, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tham dự Hội nghị xúc tiến việc tham gia công ước UNESCO 2001 về Bảo vệ di sản văn hoá dưới nước tại Srilanka từ ngày 9/4 đến 11/4/2007.
Mục đích của Hội nghị này không chỉ là đề xuất hình thức và thúc đẩy sự phê chuẩn công ước 2001 mà còn mang đến cho các quốc gia thành viên chia sẻ những nhận thức và tăng thêm thông tin về bảo vệ di sản văn hoá dưới nước ở các khu vực khác nhau.
Tham dự Hội nghị có 39 đại biểu đến từ 14 quốc gia và tổ chức Quốc tế: French polinesia, Indonesia, Malaysia, Thailand, India, Japan, Philippines, Việt Nam, Netherlands, Pakistan, Italy, Australia, United Kingdom, Srilanka và các chuyên gia của UNESCO tại Thái Lan, Paris và New delhi.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận xung quanh nội dung của Công ước 2001 và phần phụ lục, đặc biệt chú ý tới các vấn đề:
- Di sản văn hoá dưới nước và khảo cổ học dưới nước.
- Tác động của việc săn lùng các kho báu trong vùng biển châu Á- Thái Bình dương.
-Khả năng xây dựng và chia sẻ thông tin của các quốc gia thành viên trong vùng châu Á- Thái Bình dương.
- Viễn cảnh khu vực và sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong việc bổ sung công ước…..
Cùng với một số quốc gia khác, TS. Nguyễn Đình Chiến đã trình bày báo cáo về việc bảo vệ di sản văn hóa dưới nước ở Việt Nam và việc thực hiện công ước UNESCO 2001.
Kết thúc hội nghị, các thành viên tham dự đã được Ban tổ chức cấp giấy chứng nhận tham gia hội nghị.
Có thể nói, Hội nghị về bảo vệ di sản văn hoá dưới nước tạo được một không khí làm việc rất hiệu quả, đã tiến hành bàn thảo và thông qua chương trình hành động thống nhất cho công ước UNESCO 2001. Đồng thời đây cũng là dịp để các đại biểu của các quốc gia thành viên gặp gỡ, làm quen và trao đổi thông tin với nhau, làm tăng thêm nguồn thông tin, tài liệu về lĩnh vực khảo cổ học dưới nước. Đặc biệt, rất hữu ích đối với ngành khảo cổ học dưới nước- một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Thúy Hà