Được sự đồng ý của Bộ Văn hoá - Thông tin, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Trung tâm triển lãm Văn hoá thông tin tỉnh Thái Bình đã phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Cổ vật Cù lao Chàm”
Được sự đồng ý của Bộ Văn hoá - Thông tin, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Trung tâm triển lãm Văn hoá thông tin tỉnh Thái Bình đã phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Cổ vật Cù lao Chàm”
Phòng trưng bày khai mạc ngày 2 - 2 - 2007 và sẽ kết thúc vào 30 - 2-2007.
Gần 200 hiện vật, chủ yếu là đồ gốm men Việt Nam được lựa chọn từ sưu tập độc bản và 10% của tàu đắm cổ Cù lao Chàm lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã được giới thiệu tại phòng trưng bày này.
Đây là những đồ gốm có niên đại thế kỷ15 có nguồn gốc ở Chu Đậu - Hải Dương và một số tỉnh phía Bắc Việt Nam được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước ở vùng biển Cù lao Chàm (Hội An - Quảng Nam). Con tàu cổ này đã được khai quật trong 3 năm (1997-1999) ở độ sâu gần 70 m, cùng với sự huy động sức người, sức của với những trang thiết bị hiện đại và đã thu được hơn 24.000 hiện vật.
Hiện vật gốm Cù lao Chàm mang nhiều phong cách trang trí, bao gồm nhiều chủng loại với nhiều loại men khác nhau thể hiện những nét đắc sắc của gốm men Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 15.
Phòng trưng “Cổ vật Cù lao Chàm” lần này đã giới thiệu với công chúng một bức tranh toàn cảnh về đồ gốm Việt Nam vào thế kỷ 15. Gốm Cù lao Chàm không những đã mang lại cho chúng ta những thông tin khoa học, những giá trị lịch sử của đất nước trong những năm đầu của thế kỷ 15, mà còn khái quát cả một nền nghệ thuật Việt Nam lúc bấy giờ.
Quế Hương