Thứ Tư, 26/03/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

20/08/2008 09:57 2879
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Mục tiêu chung của dự án là giảm sự đói nghèo bằng cách tăng cường sự nhận dạng và kêu gọi tới những ai ít quan tâm đến vấn đề này. Các Bảo tàng cũng như các Cục Di sản văn hoá cùng làm việc để đạt được mục tiêu này bằng cách vươn tới cộng đồng để khẳng định và làm giàu cho di sản văn hoá của đất nước mình, đồng thời làm cho nó hiện hữu và dễ dàng tiếp cận trong xã hội. Sự hợp tác trong khu vực ổn định vừa là thành quả và cũng chính là sự nỗ lực của chương trình.



Mục tiêu chung của dự án là giảm sự đói nghèo bằng cách tăng cường sự nhận dạng và kêu gọi tới những ai ít quan tâm đến vấn đề này. Các Bảo tàng cũng như các Cục Di sản văn hoá cùng làm việc để đạt được mục tiêu này bằng cách vươn tới cộng đồng để khẳng định và làm giàu cho di sản văn hoá của đất nước mình, đồng thời làm cho nó hiện hữu và dễ dàng tiếp cận trong xã hội. Sự hợp tác trong khu vực ổn định vừa là thành quả và cũng chính là sự nỗ lực của chương trình.


Sự hợp tác trong khu vực Châu Á đang được mở rộng, hưởng ứng theo chương trình hướng về châu Á của Chính phủ Thuỵ Điển. Những nỗ lực nhằm phát triển môi trường, dân chủ hoá và coi trọng quyền con người đã thu được những kết quả nhất định từ việc tăng cường trao đổi khu vực. Sự hợp tác văn hoá là điều thiết yếu trong quá trình trao đổi, nhằm tạo ra các điều kiện tiên quyết, tạo sự bình ổn trong công cuộc phát triển nhân loại. Theo nhiệm vụ của Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế của Thụy Điển, Bảo tàng quốc gia nghiên cứu về văn hoá thế giới đã lập ra một chương trình nhằm tìm kiếm, thiết lập mạng lưới di sản văn hoá ổn định trong khu vực Đông Nam Á với mục đích tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp đỡ cho con người tại khu vực này cải thiện đời sống.

Sự hợp tác giữa Lào, Campuchia và Việt Nam tạo nên sự thiết yếu cho chương trình đã đặt ra, đề cập đến các hoạt động trong và giữa các quốc gia với nhau. Với sự giúp đỡ của Chính phủ Thụy Điển, việc hợp tác tại cấp độ khu vực như vậy sẽ tạo nên cơ sở để xác định rõ quyền ưu tiên giữa các nước cũng như các hoạt động chung cho sự phát triển của dự án, tránh các xung đột. Một chiến lược tầm cỡ khu vực phải chứa đựng yếu tố ổn định hơn là giữa hai quốc gia với nhau; không mang tính ép buộc, tăng cường những mong muốn của các đối tác, giảm tính phụ thuộc, đưa ra những nhận thức, khả năng sáng tạo, phi tập trung hoá. Ngoài ra, còn phải nêu lên các điều kiện thuận lợi nhất về khả năng nhận biết các phương pháp thực hành tốt nhất, dựa theo các quan điểm khu vực.

Mục tiêu cụ thể của dự án là đào tạo nguồn nhân lực, giúp họ dễ dàng trong tiếp cận thông tin tài liệu, đồng thời khuyến khích đối ngoại và hợp tác trong khu vực. Đẩy mạnh khả năng giao tiếp, làm xuất hiện các nhóm mục tiêu để lựa chọn chất liệu và sau đó là trưng bày. Tập trung nghiên cứu để tăng hiểu biết về bảo tồn Di sản văn hoá cho những người đang làm việc trong lĩnh vực này.

Thành phần tham gia dự án: Bảo tàng văn hoá thế giới Thuỵ Điển, Các Bảo tàng và Cục Di sản văn hoá của các nước Thuỵ Điển, Việt Nam, Lào và Campuchia.



Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có 9 cuộc hội thảo, 2 khoá đào tạo tiếng Anh, 85 cuộc họp và làm việc hàng năm của nhóm trưng bày, 6 kỳ trao đổi chuyên môn (mỗi kỳ 10 tuần); 6 suất học thạc sỹ Bảo tàng học tại Goteborg. Cuối dự án sẽ tiến hành trưng bày chuyên đề: Câu chuyện bên bờ sông Mêkông.

Dự án đã đi vào hoạt động, đã có 2 cuộc họp tại Pnom Penh (Campuchia 4/2005); Hội An (Việt Nam 4/2006) của các thành viên tham gia dự án và đến tháng 9/2006 sẽ thực hiện hội thảo đầu tiên về bảo tàng học tại Vientian- Lào.

Vũ Quốc Hiền- Thuý Hà

(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam )

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

  • 04/07/2019 15:47
  • 3148

Nhân kỷ niệm Tuần lễ Du lịch Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức triển lãm, giới thiệu những sản phẩm văn hóa đến từ 5 bảo tàng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời tổ chức hội thảo về chủ đề trên tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bài viết khác

Buổi thuyết trình về di chỉ khảo cổ học Lung Leng (Kontum)

  • 20/08/2008 09:53
  • 3167

Di chỉ khảo cổ học được khai quật từ năm 1999 đến 2001 với số lượng hiện vật đồ sộ và loại hình hiện vật phong phú thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Qua những di vật đó, bí mật về vùng đất cực Bắc Tây Nguyên phần nào được hé mở. Đây là cuộc khai quật được giới chuyên gia đánh giá có quy mô lớn nhất thế kỷ 20.