Trong ba ngày (29- 31/3/2006), tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam diễn ra lớp tập huấn: Một số phương pháp bảo tồn- bảo quản hiện vật gỗ và vải trong khảo cổ học.
Trong ba ngày (29- 31/3/2006), tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam diễn ra lớp tập huấn: Một số phương pháp bảo tồn- bảo quản hiện vật gỗ và vải trong khảo cổ học.
Trong ba ngày (29- 31/3/2006), Viện khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, Trường Đại học Quốc gia và Bảo tàng Quốc gia Australia, UNESCO Hà Nội tổ chức lớp tập huấn: Một số phương pháp bảo tồn- bảo quản hiện vật gỗ và vải trong khảo cổ học. Lớp học có trên 30 học viên, là cán bộ kỹ thuật bảo quản, quản thủ đến từ 23 bảo tàng trong cả nước. Giảng viên là những giáo viên và chuyên gia của Đại học Quốc gia Australia, Bảo tàng Quốc gia Australia và một số chuyên gia nghiên cứu về bảo quản của Việt Nam.
 |
|
Các chuyên gia đã tập chung giới thiệu công tác bảo quản hiện vật hữu cơ ướt, cụ thể trên các chất liệu vải và gỗ ngập nước trong khảo cổ học, đồng thời đưa ra ví dụ cụ thể của loại hình này, đó là những ngôi mộ: Châu Can, Động Xá... của Việt Nam. Tại lớp tập huấn, các học viên đã được tiếp cận với phương pháp làm đầy các chỗ trống ở trong gỗ để hỗ trợ cấu trúc và đẩy lượng nước có trong gỗ ra từ từ, cũng như được thực tập quá trình làm đông khô trên các mẫu vải được lấy từ những ngôi mộ cổ.
Tuy là đợt tập huấn ngắn ngày, nhưng bằng kinh nghiệm và thực tế của mình, bằng những bài giảng sinh động, có sức hấp dẫn, các giảng viên, chuyên gia đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu, nhiều điều thú vị về những ngôi mộ cổ, những mảnh vải cổ và sự cần thiết phải bảo quản gìn giữ chúng.
Nguyễn Mạnh Hà