Thứ Tư, 27/09/2023
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

ĐỒ GỐM MEN TRẮNG VĂN IN TÌM THẤY Ở DI TÍCH D­ƯƠNG KINH NHÀ MẠC
  • 05/09/2008 00:20

ĐỒ GỐM MEN TRẮNG VĂN IN TÌM THẤY Ở DI TÍCH D­ƯƠNG KINH NHÀ MẠC

Nói đến đồ gốm men trắng văn in, chúng ta hẳn đều đã biết đây là một dòng gốm men cao cấp Việt Nam, đư­ợc hình thành từ thời Lý - Trần và phát triển rực rỡ vào thời Lê sơ, nhiều nhà nghiên cứu đã mạnh dạn cho đây là đồ sứ Việt Nam.

  • 2024

DI TÍCH ĐỀN/MIẾU ĐỒNG CỔ (Nguyên Xá, Từ Liêm, Hà Nội)
  • 05/09/2008 00:18

DI TÍCH ĐỀN/MIẾU ĐỒNG CỔ (Nguyên Xá, Từ Liêm, Hà Nội)

Đền/miếu Đồng Cổ thuộc thôn Nguyên Xá, xã Phú Minh (Từ Liêm, Hà Nội) cách trung tâm Hà Nội 15km về phía tây, trên tuyến Quốc lộ 32 Hà Nội đi Sơn Tây. Di tích được xây dựng trên một gò đất cao ở đầu làng Nguyên Xá theo thế quy xà với gò cao ở giữa, xung quanh có dòng nước uốn lượn. Đền nằm quay hướng về phía Đông, hướng về phía kinh thành Thăng Long.

  • 7704

DI TÍCH LỊCH SỬ - KIẾN TRÚC ĐÌNH TÌNH QUANG (GIANG BIÊN, LONG BIÊN, HÀ NỘI)
  • 05/09/2008 00:15

DI TÍCH LỊCH SỬ - KIẾN TRÚC ĐÌNH TÌNH QUANG (GIANG BIÊN, LONG BIÊN, HÀ NỘI)

Ngôi đình làng Tình Quang, nằm bên tả ngạn sông Đuống thuộc phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Làng Tình Quang vốn là Kẻ Vịa/Vỉa, có nghĩa vùng quê nằm ven sông (Đuống), để rồi sau này khi thành lập tên xã với tên chữ là Giang Biên. Còn về tên gọi Tình Quang, theo sắc phong thời Khải Định: Tình Quang có nghĩa ánh sáng sau cơn mưa hay sau cơn mưa trời lại sáng. Tên gọi này cũng gắn với một truyền thuyết: Công chúa Ngọc Hân trên đường về quê ngoại ở vùng Ninh Hiệp, khi tới đây trời bỗng hửng sáng và tạnh ráo nên đã đặt tên làng là Tình Quang ?.

  • 3750

Bia Vĩnh lăng - một pho sử quí giá
  • 05/09/2008 00:11

Bia Vĩnh lăng - một pho sử quí giá

Bia Vĩnh Văng là một phần quan trọng của lăng mộ Lê Thái Tổ, nằm ở phía tây nam, cách khu lăng mộ khoảng 300m, liền kề với hồ Tây - là "não" của điện miếu Lam Kinh

  • 7260

Mộ vua Lê Thái Tổ ở đâu ?
  • 05/09/2008 00:07

Mộ vua Lê Thái Tổ ở đâu ?

Nói tới Lam Sơn là nói tới khu lăng mộ của vua và hoàng hậu nhà Lê sơ cùng các công trình điện miếu thờ có qui mô to lớn. Trong khu lăng mộ ấy, Vĩnh Lăng của vua Lê Thái Tổ được đặt ở vị trí trung tâm, làm chuẩn "qui chiếu" các lăng mộ khác

  • 11494

Từ việc phát hiện xương răng động vật ở thượng thiện sở suy nghĩ về các món ăn của vua và hoàng gia triều Nguyễn
  • 05/09/2008 00:05

Từ việc phát hiện xương răng động vật ở thượng thiện sở suy nghĩ về các món ăn của vua và hoàng gia triều Nguyễn

Khi nói đến ẩm thực Cung đình Huế tức là nói đến cách ăn uống và đồ ăn uống của các vị Hoàng đế cùng Hoàng gia triều Nguyễn (1802 - 1945). Dân gian thường xem đó là “sơn hào, hải vị”, nhưng cụ thể là những loại thực phẩm gì thì quả thực không ai rõ, có chăng cũng chỉ là một vài món ăn mà hiện nay vẫn đang được lưu truyền. Phát hiện xương răng động vật qua thám sát khảo cổ học ở khu vực Thượng Thiện Sở (trong khuôn viên nhà hát Duyệt Thị Đường - Hoàng thành Huế) năm 1999 - 2000 đã bắt đầu hé mở cho việc tìm hiểu cụ thể về các món “sơn hào, hải vị” đó.

  • 1870

Vĩnh lăng của vua Lê Thái Tổ
  • 05/09/2008 00:02

Vĩnh lăng của vua Lê Thái Tổ

Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Thuận Thiên. Ở ngôi 6 năm, với biết bao công tích: chính sự sáng suốt như định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ quân, quan chức, lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở trường học, tạo nên sáng nghiệp rộng lớn, công lao đổi "bĩ sang thái", chuyển thế "nguy sang thế yên", cuộc "đại loạn thành trị", "câu nói người có nhân, thiên hạ không ai địch nổi là chính hợp với vua". Bởi thế, trong 6 năm Lê Thái Tổ ở ngôi, đất nước được thịnh trị, cơ nghiệp được truyền đến muôn đời sau. Năm Thuận Thiên thứ 6 (1433) ngày 22 tháng 8, "Thái Tổ Cao hoàng đế chầu trời", ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng (Lam Sơn).

  • 3507

Vật liệu xây ngôi Bảo tháp Sùng thiện diên linh (thời Lý)
  • 05/09/2008 00:00

Vật liệu xây ngôi Bảo tháp Sùng thiện diên linh (thời Lý)

Di tích chùa Long Đọi Sơn ở thôn Đọi Nhì, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Di tích này khá nổi tiếng trong lịch sử bởi là nơi được vua Nhân Tông triều Lý cho dựng Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh vào năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121). Ngôi Bảo tháp sau thời gian dài tồn tại, vào đầu thế kỷ XV đã bị giặc Minh phá huỷ hoàn toàn, tuy nhiên hình ảnh của nó vẫn được lưu giữ qua ghi chép của sử sách và truyền thuyết dân gian, đặc biệt là ẩn sâu trong lòng núi Đọi.

  • 2147

MẠC ĐĂNG DUNG VÀ VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG LỊCH SỬ QUÂN CHỦ VIỆT NAM
  • 04/09/2008 17:30

MẠC ĐĂNG DUNG VÀ VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG LỊCH SỬ QUÂN CHỦ VIỆT NAM

Trong các bộ chính sử của nhà nước quân chủ Việt Nam, kể từ “Đại Việt sử ký toàn thư” đời Lê - Trịnh đến “Việt sử thông giám cương mục” đời Nguyễn, cũng như trong quan niệm chính thống của các sử gia đương thời, có ba triều đại bị đặt ra ngoài lề của dòng chính sử, bị coi là “nhuận triều” hay “nguỵ triều” chỉ vì lẽ “cướp ngôi vua, giết vua thì danh không chính, ngôn không thuận, vì lẽ nghịch mà lấy được nước, nên không chép là chính thống”. Đó là các triều: nhuận Hồ, nguỵ Mạc và nguỵ Tây Sơn

  • 10204

Di vật cổ trong lòng đất Kim Lan
  • 04/09/2008 17:28

Di vật cổ trong lòng đất Kim Lan

Trong quá trình tồn tại, do chịu ảnh hưởng của việc sông Hồng đổi dòng, tại khu vực mép sông Hồng thuộc địa phận xã Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) đã xuất lộ nhiều di vật cổ. Việc tiến hành điều tra, khảo sát và khai quật đã mang lại những nhận thức rất bổ ích và lý thú khi tìm hiểu về lịch sử của vùng đất này, đồng thời đã thu thập được sưu tập hiện vật có số lượng lớn, trong đó chủ yếu là những đồ gốm, sứ có niên đại kéo dài từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, mà tập trung là gốm sứ thời Trần với nhiều tiêu bản nguyên vẹn, hoa văn trang trí tinh xảo, đặc biệt có những di vật cho thấy tính chất sản xuất tại chỗ của một làng gốm cổ.

  • 2375