Thứ Tư, 11/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

29/06/2023 15:55 1659
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Năm 2022 sau khi được chính thức khánh thành, công trình bảo tàng tưởng niệm trận động đất Smritivan - Smritivan Earthquake Memorial Museum do KTS Vastushilpa Sangath thiết kế đã được công nhận là một trong những bảo tàng độc đáo có quy mô lớn nhất đất nước Ấn Độ. Với kiến trúc tôn trọng tự nhiên và tôn vinh các giá trị bản sắc văn hóa bản địa truyền thống, công trình sau khi hoàn thành đã trở thành một địa điểm quan trọng không chỉ để du khách tìm hiểu khám phá về những thiệt hại khủng khiếp của trận động đất lịch sử năm 2001 mà người dân Ấn Độ phải chịu đựng, mà còn là một không gian công cộng quan trọng dành cho cộng đồng.

 

Quang cảnh tổng thể toàn bộ khuôn viên xây dựng công trình
 
Phối cảnh tổng thể công trình từ hướng chính diện
 
Kiến trúc mặt bên công trình
Được chính thức hoàn thành năm 2022, nằm trong hệ thống bảo tàng quốc gia, bảo tàng được xây dựng trên ngọn đồi Bhujiyo thuộc Bhuj (Gujarat, Ấn Độ) để kỷ niệm trận động đất kinh hoàng lịch sử năm 2001 mà khu vực Bhuj là tâm chấn. Bảo tàng là một phần của quy hoạch tổng thể Đài tưởng niệm trận động đất Smritivan quy mô lớn thông qua việc tổ chức giới thiệu cho khách tham quan hệ thống các giá trị bản sắc đặc trưng của thành phố Bhuj và di sản, văn hóa, đồ thủ công độc đáo của vùng Kutch cùng nhiều ngôi làng truyền thống xung quanh cũng như khu bảo tồn động vật hoang dã đặc hữu.
 
Thủ tướng Ấn Độ trực tiếp tham quan không gian bảo tàng vào ngày cắt băng khánh thành
 
Khách tham quan trải nghiệm nghệ thuật trình chiếu visual art bên trong bảo tàng
Thiết kế bởi KTS Ấn Độ -  Vastushilpa Sangath, mục đích thiết kế là tạo ra không chỉ một bảo tàng mà còn là một không gian giao lưu văn hóa cộng đồng, nơi người dân có thể tụ tập và tổ chức đa dạng nhiều hình thức lễ hội văn hóa truyền thống, v.v. Tòa nhà rộng 11.500 mét vuông cũng có chung diện tích với di tích Pháo đài Bhujia hơn 300 năm tuổi hiện còn nằm rải rác trong khu vực xây dựng.
 
Tổng thể bảo tàng với ánh sáng trang trí về đêm
 
Cấu trúc công trình trải dài hòa nhập với địa hình tự nhiên
Trong quá trình thiết kế, các kiến trúc sư thực hiện đã nhận thấy rõ vai trò lớn hơn của các tổ chức như vậy trong việc tạo nên một thành phố và đảm bảo rằng kiến trúc đóng góp vào đời sống công dân. Cũng được tổ chức tương tự theo cùng một ý niệm chung với kiến trúc khu đài tưởng niệm Smritivan trong khuôn viên bảo tàng đã được xây dựng và hoàn thành từ trước, ý tưởng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của bảo tàng cũng hướng tới tập trung giải quyết nhu cầu về một lá phổi xanh và công viên cho thành phố. Cách bố trí tổ chức không gian chức năng trong khuôn viên cũng cho phép thể hiện ý tưởng độc đáo các phòng trưng bày khác nhau của bảo tàng để khách tham quan có thể dễ dàng chiêm ngưỡng các nghề thủ công và kỹ năng khác nhau của vùng Kutch.
Vì ngọn đồi Bhujiyo là một phần di sản văn hóa của người dân, theo đúng triết lý thiết kế tôn trọng tối đa địa hình tự nhiên, theo độ dốc lớn của ngọn đồi, các kiến trúc sư đã nghiên cứu bố trí cấu trúc của toàn bộ phần công trình xây dựng cách tự nhiên, hài hòa, độc đáo ấn tượng mà không làm xáo trộn cảnh quan.
 
Không gian mặt đứng chính của bảo tàng
 
Không gian mặt bên hướng đông của bảo tàng
 
Cấu trúc mái nhẹ công nghệ cao che phủ một phần mái của bảo tàng
Nhận thấy rõ việc thiết kế tổ hợp một cấu trúc công trình bảo tàng đồ sộ quy mô lớn tương phản với ngọn đồi được coi là không phù hợp, các kiến trúc sư thiết kế đã chọn một cách tiếp cận khác, trong đó các cấu trúc xây dựng mới cố gắng nắm bắt và truyền tải các ý niệm hình ảnh của di tích bức tường pháo đài hiện vẫn còn rải rác tồn tại trên ngọn đồi này. Các cấu trúc xây dựng mới của bảo tàng được tổ hợp giống như một đường kẻ theo các đường viền chạy ngoằn ngoèo từ dưới chân lên tận đỉnh đồi.
Giống như hầu hết các khu định cư bản địa tại chỗ, cấu trúc tổ chức cảnh quan của bảo tàng được thiết kế để tăng trưởng dần dần. Tính mô-đun của các phòng trưng bày và dấu vết trục hành lang kết nối trung tâm cũng cho phép trong tương lai tiếp tục mở rộng và tái cấu trúc vào trong tổng thể hiện hữu của bảo tàng.
Cách tổ chức này một cách tự nhiên, cũng tái hiện sử dụng phương thức di chuyển truyền thống trên những con đường hành hương về thánh địa của các cộng đồng cư dân bản địa. Các kiến trúc sư tin tưởng mạnh mẽ trong việc loại bỏ việc di chuyển bằng các phương tiện cơ giới để thay thế bằng phương thức đi bộ cho du khách là điều cần thiết để tạo nên một địa điểm hấp dẫn vì nó cho phép mọi khách tham quan có thể nhanh chóng kết nối ý thức và cảm xúc với môi trường xung quanh theo một cách độc đáo. “Linh hồn” của bảo tàng sau đó là chuyến leo núi chậm rãi này, một hành trình vòng quanh khu vực leo núi 50m được đánh dấu bởi các phòng trưng bày khác nhau và kết thúc ở điểm đài tưởng niệm Sun-Point trên đỉnh đồi với tầm nhìn cảnh quan ngoạn mục ra thành phố, chiêm ngưỡn toàn bộ quang cảnh bình minh và hoàng hôn từ trên cao Bhujiyo Dungar.
 
Không gian hành lang ốp đá cẩm thạch bên ngoài bảo tàng
Trục giao hành lang thông kết nối quan trọng từ không gian sảnh chính đến các không gian trưng bày thành phần được tổ chức theo hình thức hở ngoài trời nhưng có mái che để tao nên một không gian chuyển tiếp thú vị, nơi du khách có thể tạm dừng, suy ngẫm và cảm thụ các giá trị vẻ đẹp bản sắc kiến trúc cảnh quan. Hệ thống cấu trúc hành lang kiểu “nửa kín nửa hở” với mái che bằng vật liệu nhẹ công nghệ cao cũng góp phần tạo ra ánh sáng dịu nhẹ trên các tòa nhà nguyên khối được bao phủ bởi một loại đá địa phương được khai thác gần địa điểm. Tuyến không gian hành lang kết nối này cũng đóng vai trò là nơi trưng bày ngoài trời và sinh hoạt văn hóa đa dạng cho cộng đồng.
 
Chi tiết cấu trúc hoàn thiện mặt đứng công trình với đá sa thạch bản địa
 
Chi tiết cấu trúc lối tiếp cận từ sân trước đến khu vực sảnh chính của bảo tàng
 
Chi tiết cấu trúc mái nhẹ công nghệ cao che nắng và lấy sáng tự nhiên cho không gian sảnh chính
Cùng với kiến trúc các mặt tiền công trình được hoàn thiện bằng giải pháp ốp đá sa thạch bản địa, mỗi mái nhà của phòng trưng bày được lựa chọn kỹ càng để trồng các loài thực vật địa phương khác nhau, có tính tương đồng cao với hệ thực vật tại chỗ trên đồi, cũng như cho phép hình ảnh cảnh quan thiên nhiên thay đổi ấn tượng theo các mùa trong năm. Mỗi cây được nghiên cứu dành riêng cho các nạn nhân và công viên cũng đóng vai trò là lá phổi của thành phố. Với cách trưng bày tổng thể gồm 13.000 cây xanh, những khu vườn này cũng tham gia đóng vai trò là nơi tổ chức các sự kiện triển lãm và biểu diễn tạm thời, cho phép người dân và khách tham quan có thêm nhiều hình thức trải nghiệm và khám phá, một điều cần thiết đối với một bảo tàng.
 
Không gian sân chơi khu vực trước sảnh chính của bảo tàng
 
Không gian sân tổ chức sự kiện ngoài trời phía trước bảo tàng
 
Không gian đài tưởng niệm tại điểm ngắm mặt trời bên ngoài bảo tàng
Ngoài ra trong khuôn viên công trình còn bao gồm 50 hồ chứa đập với 13.000 biển tên cho các nạn nhân của trận động đất lịch sử năm 2001. Những hồ chứa này cũng được thiết kế để bảo tồn nước ngầm trên đồi và cung cấp sự sống cho thiên nhiên cũng như nền tảng mới cho cuộc sống của người dân. Bảo tàng cũng được thiết kế với nhà máy điện mặt trời 1 megawatt làm nguồn năng lượng chính và cam kết xây dựng sự bền vững trong tương lai.
 
Phòng trưng bày tái hiện các giai đoạn phát triển của trận động đất
 
Không gian trưng bày tái hiện hình ảnh thực quang cảnh hiện trường vụ động đất lịch sử
 
Không gian trưng bày tái hiện hoạt cảnh toàn bộ trận động đất
 
 
Không gian trưng bày giới thiệu các thiệt hại khủng khiếp về người của trận động đất lịch sử
Mỗi yếu tố kiến trúc nội ngoại thất và hiện vật trưng bày của bảo tàng đều tập trung vào sự tái sinh, tính bền vững và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn theo những cách thức bền vững về mặt sinh thái, sâu sắc về mặt lịch sử và làm phong phú thêm cảm quan để nâng cao văn hóa cá nhân và tập thể của các thế hệ tương lai. Với tổng diện tích sàn lên tới 10.900 m², bảo tàng được thiết kế gồm bảy dãy nhà đóng vai trò là không gian trưng bày cố định theo nhóm các chủ đề bao gồm: Sự tái sinh, Sự tái khám phá, Khôi phục, Xây dựng lại, Suy nghĩ lại, Hồi sinh và Sửa chữa. Đây là những không gian được tổ hợp theo theo các phương thức trưng bày độc đáo, mang tính giáo dục, tương tác và truyển tải một tư duy mang tính chất tương lai, ấn tượng như một cuốn phim khoa học viễn tưởng.
 
Không gian trưng bày mô hình nhà ở truyền thống kích thước thật bên trong bảo tàng
 
Không gian trưng bày mô hình nhà ở truyền thống kích thước thật bên trong bảo tàng
 
Tượng hoạt cảnh tái hiện gia đình người dân bản địa trước khi xảy ra động đất
Cụ thể, trong không gian trưng bày “Sự Tái sinh”, thông qua một nhà hát nhập vai 360 độ để giới thiệu những cảnh quan luôn thay đổi và biến đổi. Du khách cũng có cái nhìn thoáng qua về các nền văn minh thịnh vượng của loài người cổ đại ở vùng Kutch, các tuyến đường thương mại cổ xưa của Gujarat, và câu chuyện về sự tiến bộ và khả năng phục hồi của nó.
Phòng chiếu phim visual art sử dụng màn chiếu công nghệ cao bên trong bảo tàng
 
Không gian trưng bày giới thiệu mô hình địa chất trên toàn cầu sử dụng công nghệ trình chiếu mô phỏng 3D
Trong không gian trưng bày tiếp theo có chủ đề “Tái khám phá”, du khách được trải nghiệm bản chất kiên cường của Kutch, tinh thần đổi mới của người dân Gujarat và lý do cho nhiều sự kiện thiên tai tự nhiên xảy ra ở Gujarat. Thông qua một mô hình phần quy mô lớn của Allah Bund với hình chiếu trên sàn nhấn mạnh quy mô của những thay đổi mà một sự kiện tự nhiên có thể tạo ra. Thông qua các mô hình tương tác và phim nhập vai, hãy xem các lỗ hổng, khả năng thích ứng đáng chú ý và phản ứng kiên cường của người dân ở một khu vực có môi trường thất thường.
Ở không gian trưng bày có chủ đề: “Phục hồi”, cách bài trí trưng bày thể hiện rõ sự việc mọi tầng lớp xã hội đều bị ảnh hưởng bởi trận động đất thông qua các tư liệu và hiện vật trưng bày kể lại những sự kiện bi thảm của trận động đất Bhuj năm 2001. Một chiếc xe buýt có kích thước thực tế với chiếu phim để du khách làm quen với các biện pháp tức thời của chính phủ Gujarat. Nhà hát ảnh ba chiều giới thiệu tất cả sự giúp đỡ đến từ khắp nơi trên thế giới và những nỗ lực bất tận của các đội cứu hộ để cứu mạng sống.
Tiếp tục, ở không gian trưng bày có chủ đề: “Xây dựng lại”, không gian này cung cấp cho sự hiểu biết toàn diện về quá trình tập thể xây dựng lại, tái thiết và hồi sinh Gujarat để giảm nhẹ thiên tai trong dài hạn. Một chương trình đa phương tiện chiếu bảng tái tạo và tường thuật kịch bản dẫn đến sự hình thành của địa chấn và động đất và các hành động khắc phục thiệt hại ngay lập tức được thực hiện. Hệ thống ảnh và tư liệu cũng trình bày các hoạt động cứu hộ và cứu trợ ngay sau đó và giới thiệu nỗ lực tập thể hướng tới việc xây dựng lại Gujarat sau trận động đất năm 2001.
 
Không gian trưng bày tư liệu về nỗi đau mất mát của người dân trong sự kiện động đất lịch sử
 
Trẻ em trải nghiệm các hiện vật trưng bày bên trong bảo tàng
 
Trẻ em tham gia các hình thức vui chơi trải nghiệm bên trong bảo tàng
Tiếp đến, không gian trưng bày “Khối Suy nghĩ” lại truyền đạt cho du khách kiến thức về ứng phó với thảm họa toàn cầu và các biện pháp chuẩn bị sẵn sàng thông qua các trò chơi và hoạt động tương tác. Sự phân nhánh về cảm xúc và tâm lý xã hội của việc quản lý sau thảm họa được ghi lại ở đây thông qua các cuộc phỏng vấn và trải nghiệm của người trực tiếp trong cuộc.
 
Không gian trưng bày tưởng niệm trong nhà
Thêm nữa, trong không gian trưng bày theo chủ đề: “Sống lại”, các trải nghiệm những rung chấn mà mọi người cảm thấy trong Trận động đất năm 2001 được mô phỏng hoàn hảo một cách thực tế. Khối này cũng có cây Smritivan, hiện diện bên trong một căn phòng vô cực, nơi bạn có thể thêm những cánh hoa làm bằng giấy vào cành cây dưới dạng thông điệp. Cái cây được bao bọc trong một không gian vô tận được hình thành bằng các gương chuyên dụng chiếu sáng tự động tạo thành một khu rừng bằng cách sử dụng một yếu tố duy nhất.
 
 
 Không gian căn phòng cầu nguyện bên trong bảo tàng để tưởng nhớ những người bị thiệt mang trong trận động đất lịch sử
Cuối cùng, trong không gian trưng bày có chủ đề “Thay mới”, du khách có được nhiều trải nghiệm công nghệ thực tế ảo khi có thể trực tiếp thắp sáng ngọn lửa kỹ thuật số thông qua các bảng điều khiển cảm ứng sẽ đi qua các bức tường LED kỹ thuật số lên đến trần nhà và tạo thành một ánh sáng thống nhất. Đây là số lượng ánh sáng dựa trên cảm biến sợi quang cao nhất từng được đặt tại một địa điểm duy nhất ở Ấn Độ. Ánh sáng sẽ được chiếu dưới dạng chùm ánh sáng ở bên ngoài bảo tàng và có thể nhìn thấy khắp Bhuj như một sự tôn kính. Một cảnh tượng ngoạn mục đáng chú ý.
 
Quầy đón tiếp trong không gian sảnh chính của bảo tàng
 
Không gian giải lao và cafe bên trong bảo tàng
 
Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống tổ chức tại không gian sảnh trung tâm bên trong bảo tàng
Bên cạnh đó, bảo tàng cũng bao gồm nhiều không gian phụ trợ quan trọng như không gian quầy thông tin tại khu vực sảnh chính, không gian café giải lao, quầy bán đồ lưu niệm… Các không gian sân trong được bố trí đan xen trong mặt bằng tòa nhà cũng đóng vai trò như không gian trưng bày cơ động, không gian chuyển tiếp và lấy sáng tự nhiên cho nội thất.

Nguyễn Hải Vân

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

  • 28/05/2019 10:54
  • 7398

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou (Centre national d’art et de culture Georges-Pompidou Musee hay Centre Georges-Pompidou) là một trung tâm văn hóa và bảo tàng lớn nằm ở khu Beaubourg thuộc quận 4, Paris, Pháp. Khánh thành năm 1977, công trình này là một dự án của tổng thống Pháp - Georges Pompidou nhằm tạo ra một trung tâm bảo tàng văn hóa và nghệ thuật đương đại mới ở trung tâm Paris vốn nổi tiếng với các công trình kiến trúc và bảo tàng nghệ thuật cổ điển. Trong nhiều năm, Bảo tàng Georges Pompidou được xem là một hiện tượng, được nhiều nhà phê bình kiến trúc - nghệ thuật, sự hồi tưởng và hồi sinh “sống động” kiến trúc công nghiệp đã từng phát triển rực rỡ tại Châu Âu thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ đầu thế kỷ 20.

Bài viết khác

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Bundeswehr (Cộng hòa Liên bang Đức)

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Bundeswehr (Cộng hòa Liên bang Đức)

  • 30/05/2023 09:12
  • 2053

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Bundeswehr là dự án là bảo tàng quân sự cấp quốc gia của lực lượng vũ trang Đức, được xây dựng tại khuôn viên kho vũ khí quân sự cũ ở Albertstadt thuộc một phần của thành phố Dresden (CHLB Đức). Sau một thời gian đóng cửa để cải tạo và mở rộng, năm 2011 bảo tàng đã được mở cửa trở lại với một khái niệm thiết kế hoàn toàn mới được đảm nhiệm chính bởi kiến trúc sư tài năng Daniel Libeskind là một biểu tượng cho sự hồi sinh của Dresden từ đống tro tàn của lịch sử đã phá hủy nó, tạo nên sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.