Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thành Đô tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) là một công trình bảo tàng cấp quốc gia, được giới chuyên gia đánh giá là có nhiều ưu thế riêng về khoa học và văn hóa. Công trình đã chính thức mở cửa đón du khách từ khắp nơi trên thế giới vào dịp cuối năm 2022. Do các đặc trưng về thiết kế công trình mô phỏng các đặc điểm tự nhiên đặc trưng của khu vực và hệ thống hiện vật trưng bày đa dạng - đặc sắc, sau khi hoàn thành, công trình sẽ trở thành một địa danh văn hóa quan trọng đối với thành phố Thành Đô, nơi đang ở giữa thời kỳ bùng nổ kinh tế với tư cách là một trung tâm kinh doanh và công nghệ cao mới.
Năm 2018, Kiến trúc sư Pelli Clarke Pelli và nhóm tác giả đã giành chiến thắng trong một cuộc thi tuyển kiến trúc quốc tế thiết kế Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thành Đô, vượt qua sự cạnh tranh của nhiều kiến trúc sư danh tiếng trên thế giới như Zaha Hadid Architects và FUKSAS.
Tổng thể công trình nổi bật nhưng hòa nhập với cảnh quan đô thị
Tổng thể hình khối công trình
Ý tưởng thiết kế tổng thể công trình thể hiện sự tôn vinh di sản lịch sử và đặc tính hiện đại của Thành Đô, biến đổi đường chân trời của thành phố và tượng trưng cho năng lượng và tinh thần đổi mới của thành phố. Dự án tổng hợp thành công viên văn hóa lịch sử và bối cảnh của Thành Đô khi nó đi sâu vào linh hồn của các yếu tố địa hình đặc trưng của địa phương như những đỉnh núi tuyết trắng, đường mòn Sạn Đạo và dòng sông Chu.
Ý tưởng mô phỏng hình ảnh núi non đặc trưng của khu vực
Hình ảnh con sông mô phỏng trong hình khối công trình
Với hình thức lấy cảm hứng từ tác động địa chất của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo và các hồ nước phản chiếu lấy cảm hứng từ hệ thống thủy lợi cổ đại, cũng như có sự kết nối liên quan nhiều đến cảnh quan thiên nhiên xung quanh, kiến trúc đặc trưng truyền thống như giếng trời trung tâm cao tạo thành mối liên hệ trực quan với môi trường xây dựng.
Hình khối mặt đứng ấn tượng của công trình
Cầu dẫn trong không gian vườn cảnh nằm bên ngoài công trình
Các loại cây trang trí đặc sắc tại không gian sân vườn bên ngoài công trình
Khuôn viên bên ngoài công trình ngoài các không gian sân rộng được tổ chức là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng cũng như kết nối du khách trực tiếp từ trục đường giao thông chính tới không gian sảnh chính công trình, còn được quy hoạch với nhiều không gian tiểu cảnh đặc sắc. Dòng kênh Đông Phong nổi tiếng hiện có ở rìa phía đông của đô thị được quy hoạch tái hiện trong một phần khu đất bởi một mạng lưới đường kênh, suối và hồ nhân tạo. Hình dạng, kết cấu và màu sắc của các mảng thực vật trồng theo các vị trí được kết hợp với nhau để tạo ra các dải bậc thang gợi lại hình học của cảnh quan nông nghiệp lịch sử và tạo ra những trải nghiệm độc đáo như các khu Vườn đất ngập nước, Vườn tre, Vườn hoa súng và Vườn thực vật theo mùa.
Không gian sân rộng phía trước dẫn trực tiếp đến không gian sảnh chính
Không gian sảnh chính công trình
Công trình nhà trưng bày trung tâm được xây dựng rất quy mô và đồng bộ, tổng diện tích sàn là 54.000 m2 với nhiều không gian chức năng như không gian triển lãm cố định, không gian triển lãm mở rộng, không gian công cộng, cửa hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim, thư viện, không gian nghiên cứu hiện đại.
Tiểu cảnh trang trí tại khu vực sảnh phụ mặt bên công trình
Thiết kế hình khối kiến trúc khối công trình chính được lấy cảm hứng từ các dạng núi Tứ Xuyên, cũng như mô phỏng sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo cổ đại của vùng Thành Đô. Các thể tích phản ánh đá bị vỡ ra và dịch chuyển theo các lực ngang và dọc. Để đạt được hình ảnh này, khối công trình chính được thiết kế nâng lên khỏi mặt đất, tại các vị trí chính yếu giúp tổ chức các khu vực lối tiếp cận cũng như để lộ ra các không gian công cộng bên trong. Các ngọn núi riêng lẻ, hoặc các khối đá, được mô phỏng hiện thực hóa thành các không gian triển lãm riêng biệt, được ngăn cách và kết nối với nhau bằng các không gian công cộng tràn ngập ánh sáng. Tường thuật của các mảng kiến tạo cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu, đặc biệt là đá granit địa phương của mặt tiền bên ngoài.
Chi tiết cấu trúc trang trí và thoáng khí phía trên đỉnh các khối công trình chính
Các lỗ đục có hình dạng và cấu tạo hữu cơ trên đá được tạo ra để tạo ấn tượng về những ngọn núi phủ đầy tuyết vào ban ngày, với đèn nền LED phản chiếu các vì sao thắp sáng vào ban đêm.
Chi tiết trang trí và thoáng khí trên mặt tiền khu vực sảnh phụ
Khơi nguồn nguồn cảm hứng từ những con đường mòn trên núi có tên gọi riêng là “đường Sạn Đạo - Shu Road” là một hệ thống đường bằng ván gỗ thi công cắm trực tiếp vào vách đá để dùng cho giao thông từ thời cổ đại, cấu trúc đường dẫn bên trong bảo tàng có tên gọi riêng là “hộp Dino” đã được các kiến trúc sư thiết kế để kết nối tầng thứ hai với tầng thứ ba với cách thức tổ chức liên kết ngàm vào vách tường tương tự như các cấu trúc Sạn Đạo được treo trên các mặt của các khối đá. Ý tưởng của kiến trúc sư khi thiết kế các đường dẫn này được để mang đến các trải nghiệm cho khách tham quan như được tham gia và một cuộc phiêu lưu—một không gian tương tác khi dốc nối tầng hai với tầng ba, nơi du khách có thể đi bộ giữa những con khủng long được bố trí dọc theo con đường và treo lơ lửng trên trần nhà.
Cấu trúc vách kính ấn tượng không gian sảnh phụ
Không gian sảnh thông tầng với hiện vật kích thước lớn khủng long tiền sử trưng bày
Các khe hở giữa các dạng cấu trúc vách tường mô phỏng các vách đá được xây dựng bằng các cấu trúc vách kính khung thép trong suốt, cho phép khuyến khích sự phản chiếu, quan sát và tương tác giữa các không gian sảnh chính, sảnh phụ, thông tầng trung tâm trong nội thất với không gian thiên nhiên sống động bên ngoài. Các kiến trúc còn kỳ vọng những không gian này đóng vai trò như những không gian trung gian chuyển tiếp quan trọng của công trình tạo ra các kết nối trực quan và vật lý giữa các không gian triển lãm trên hầu khắp các tầng nhà bên trong công trình, cũng như kết nối với cảnh quan đô thị thành phố, đường phố, cảnh quan và khu vực kênh đào nằm lân cận.
Hiện vật xương khủng long kích thước thật trưng bày bên trong bảo tàng
Hiện vật trưng bày các vỏ ốc cổ đại hóa thạch trưng bày tại bảo tàng
Hiện vật răng và xương gấu trúc cổ đại hóa thạch trưng bày tại bảo tàng
Về hiện vật trưng bày, với vai trò là bảo tàng lịch sử tự nhiên lớn của Trung Quốc, bảo tàng được xem là có hệ thống hiện vật rất đồ sộ vào loại quý hiếm của Trung Quốc và khu vực với tổng thể 06 phòng triển lãm trưng bày cố định với các chủ đề khác nhau bao gồm môi trường địa chất, tài nguyên khoáng sản và hóa thạch khủng long, có tổng diện tích lên tới 17.005 mét vuông. Tại đây, trưng bày rất nhiều các hiện vật vào loại quý hiếm của Trung Quốc và quốc tế về khoáng thạch tự nhiên hay sinh vật qua nhiều gia đoạn từ cổ đại đến hiện tại ở nhiều dạng quy mô kích thước cũng như chủng loại.
Hiện vật cá hóa thạch trưng bày tại bảo tàng
Hiện vật khủng long nhỏ hóa thạch trưng bày tại bảo tàng
Không gian trưng bày động vật và thiên nhiên Châu Phi
Hiện vật xương voi ma mút trưng bày tại bảo tàng
Tiêu biểu như sơ đồ tổng thể đặc trưng cảnh quan, địa chất, thủy văn khu vực Tứ Xuyên cũng như hiện vật bộ xương hóa thạch của khủng long Mamenchisaurus kích thước cực lớn - một trong những loài khủng long thằn lằn lớn nhất được tìm thấy ở Trung Quốc có độ dài lên tới 22 mét. Hay như các khối khoáng thạch như đá quý thạch anh, đồng nguyên khối kích thước rất lớn được lựa chọn trưng bày tại bảo.
Hiện vật khối khoáng thạch kích thước lớn
Hiện vật khoáng thạch thạch anh kích thước lớn trưng bày tại bảo tàng
Không gian mô phỏng vũ trụ và hệ mặt trời trưng bày bên trong bảo tàng
Các hiện vật được trưng bày bài trí trong các không gian cảnh quan tái hiện lại các khung cảnh như thực tế. Rất nhiều các công nghệ chiếu sáng, màn hình trình chiếu kết hợp âm thanh đã được nghiên cứu sử dụng để mang đến nhiều cảm xúc trải nghiệm cho du khách tham quan.
Nguyễn Hải Vân