Thứ Hai, 09/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/10/2022 14:53 2143
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trung tuần tháng 07 /2017, chính phủ Ba Lan đã chính thức khánh thành công trình Bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ hai ở Gdansk - một địa danh vốn là một chiến trường ác liệt nhất trong thời kỳ chiến tranh thế giới II của đất nước này. Được thiết kế bởi hãng kiến trúc danh tiếng Kwadrat, bảo tàng có đầy đủ các yếu tố hiện đại, ấn tượng, thẩm mỹ kiến trúc cũng như công nghệ cao. Ngay từ sau khí chính thức mở cửa cho công chúng, bảo tàng đã trở thành một trong những điểm đến thú vị, một sự kết nối và nối tiếp các chủ đề trưng bày về Chiến tranh thế giới II với hệ thống các bảo tàng danh tiếng khác tại Berlin (Đức), London (Anh), cũng như trên toàn thế giới

KIẾN TRÚC ĐẶC BIỆT DÀNH CHO MỘT VỊ TRÍ LỊCH SỬ ĐẶC BIỆT

Khu vực trung tâm của TP Gdansk (Ba Lan) trong lịch sử vốn là một quận nghèo. Trong chiến tranh, khu vực này đã bị đạn bom của phát xít Đức phá hủy hoàn toàn vào năm 1945. Năm 2008, thủ tướng Ba Lan lúc bấy giờ là Donald Tusk đã thiết lập một dự án thiết kế bảo tàng trưng bày các chứng tích của Chiến tranh thế giới II trên khu đất rộng 17ha, bên cạnh một con kênh yên tĩnh. Một cuộc thi thiết kế ý tưởng kiến ​​trúc đã được tổ chức với 127 đồ án dự thi. Năm 2010, phương án thiết kế của hãng kiến trúc Studio Architektoniczne Kwadrat, một công ty có trụ sở tại thị trấn Gdynia gần đó đã được ban giám khảo chính thức lựa chọn.
 
Tổng thể không gian thiên nhiên bao quanh công trình
 
Tổng thể cảnh quan khuôn viên công trình từ hướng Bắc
 
Tổng thể công trình từ hướng Nam
Ý tưởng kiến trúc đến từ Jacek Droszcz, người đồng sáng lập Kwadrat vào năm 1989 khi thiết kế bảo tàng bao gồm 03 khu vực chính: Quá khứ - dưới lòng đất; Hiện tại - quảng trường xung quanh tòa nhà; và Tương lai - tòa tháp với sự thống trị bởi các yếu tố hiện đại. Kiến trúc của Bảo tàng, trên và dưới mặt đất, là một tổng thể khái niệm tổng thể thống nhất đáng kinh ngạc. Tương lai của bản thân bảo tàng là đối tượng của những bất ổn trong các cuộc chiến tranh văn hóa chính trị của Ba Lan, nhưng kiến trúc sẽ vẫn như một kiệt tác, bình dị nhưng đầy cảm xúc.
 
Mặt đứng chính công trình từ phía bên kia sông
 
Mặt đứng hướng đông công trinh
 
Mặt đứng hướng tây công trình
Về tổng thể, có thể chiêm ngưỡng ngay công trình từ khu phố cổ đông đúc tại TP Gdansk. Dòng sông Motlawa uốn lượn, xanh tươi đóng vai trò tiền cảnh thiên nhiên - một nhân chứng lịch sử cho những gì khốc liệt đã xảy ra. Phía trên những mái nhà nơi dòng sông uốn cong, công trình được bố trí với hình khối nổi bật mới với cấu trúc tòa tháp của bảo tàng hình tam giác chiếm trọn đường chân trời.
 
Cảnh quan tổng thể công trình bên dòng sông và khu phố cổ
 
Không gian quảng trường tiếp cận phía trước với các băng ghế chạy dài ấn tượng
Phía trước bảo tàng nơi được quy hoạch là khu vực Hiện tại - quảng trường công cộng, du khách sẽ bắt gặp một khoảng không gian mở rộng lớn dành cho nhiều hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng đa dạng. Những chiếc ghế dài màu đỏ tối giản được bố trí chạy về phía lối vào từ phía kênh đào, dọc theo đó là các cửa thông gió bằng kim loại màu đen. Có hai khối vát góc được ốp tấm bê tông màu đỏ là lối vào bãi đậu xe 132 chỗ. Ở phía bên kia của tòa tháp là một tòa nhà văn phòng dài, thấp với mái dốc nghiêng về phía đông của địa điểm. Theo ý tưởng thiết kế, phần khối công trình này giống như một đầu mũi tên, mở rộng ra phía nam, nơi góc của nó bị cắt đi dưới mái nhà để bao quanh một khoang chứa hàng. Một sân nhỏ bên trong riêng tư cũng được đạt vào giữa kết nối với một đường rãnh dài đầy đủ cắt thành ‘phần không gian của quá khứ’.
 
Du khách chiêm ngưỡng kiến trúc ấn tượng bên ngoài bảo tàng
Nhìn từ phía nam, bố cục của các hình thức trong bảo tàng thể hiện một góc nhìn siêu thực - một điểm biến mất được thể hiện về mặt vật lý với các hình dạng lệch trên một mặt phẳng. Các quang cảnh từ quảng trường là một sự giải tỏa cấu trúc tâm linh của chính không gian.
 
Công trình với ánh sáng mặt trời phản chiếu ấn tượng trên mặt tiền
Về chi tiết, nổi bật và ấn tượng đầu tiên chính là tòa tháp cao 40,5m với cấu trúc và màu sắc ấn tượng được bắt nguồn từ ý tưởng quả bom rơi nghiêng găm vào lòng đất trong thời kỳ chiến tranh mang đến cảm nhận sự điên cuồng, như thể thoát ra khỏi quảng trường bề mặt cứng xung quanh. Bản thân cấu trúc tòa tháp cao 09 tầng này ngoài phần nhô lên cũng đi sâu vào lòng đất tới 14m.
 
Chi tiết cấu trúc mặt tiền với bê tông đỏ và mái kính của khối tháp
Trên mặt tiền toàn tháp, trong số diện sử dụng vật liệu bê tông màu đỏ tương tự như đất nung, các diện còn lại nghiêng 45 độ so với phương thẳng đứng có cấu trúc như các mặt của kim tự tháp không đều được cắt đi một phần. Cùng với đó, cấu trúc mái hình thang nghiêng cao 11m được ghép thành hai hình tam giác bằng kính. Tuy hình dạng méo mó của tòa tháp rất lạ thường, nhưng đây chỉ là một phần không gian nổi của bảo tàng trong số toàn bộ 23.000 m2 tổng diện tích, đồng thời là nơi bố trí sảnh tiếp cận chính của công trình.
 
Không gian lối vào phụ trên mặt tiền hướng nam công trình
Trong khi đó, ở hướng Nam, phần mặt tiền công trình được chấm phá bởi một vài cửa sổ hình chữ nhật nhỏ. Ở phía đông, các cửa sổ thẳng đứng được làm tăng gấp đôi chiều cao bằng các tấm thép đen lõm vào trong cùng với diện mặt tiền đối diện với tháp lại có các cửa sổ cắt sâu vào một dốc rất ấn tượng và đáng chú ý.Thiết kế cũng bố trí lối tiếp cận trực tiếp từ mặt tiền hướng nam đến khu vực triển lãm về khảo cổ học. Khu vực triển lãm này được trưng bày nằm bên dưới mặt sàn bằng kính.
 
Không gian lối dốc thang chính vào bảo tàng
 
Cấu trúc rãnh hở lấy sáng cho khu vực trưng bày phía dưới tầng ngầm của bảo tàng
 
Không gian hành lang ấn tượng bên trong bảo tàng
Một dãy cầu thang có thể tiếp cận trực tiếp từ bên ngoài hoặc từ không gian sảnh chính vừa đóng vai trò kết nối theo trục đứng, đồng thời đóng vai trò giếng trời lấy sáng cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu tới bốn tầng ngầm từ diện mặt tiền kính, vào một boongke rộng lớn dưới quảng trường. Cấu trúc những cầu thang này là kết cấu bê tông với các vây thép dày ở mặt dưới - nhưng chúng lại trôi xuống như những dải băng trong không gian trống.
 
Cấu trúc quầy thông tin đón tiếp bên dưới cầu thang bê tông độc đáo bên trong bảo tàng
Bên dưới cầu thang là phòng bán vé, phía sau là phòng áo choàng và phía trước là khu vực dành cho quán cà phê và hiệu sách. Phòng bán vé nằm song song với một bức tường bê tông nghiêng vĩ đại leo vào tháp. Phía sau là triển lãm dành cho trẻ em (sau này sẽ mở rộng hơn), phòng triển lãm tạm thời rộng 1.000 m2, rạp chiếu phim 115 chỗ ngồi. Phòng hội nghị hình elip, được lót bằng gỗ, có sức chứa 303 người tham dự.
Trên khắp các tầng nhà, các cột bê tông vươn một cách tự do ngẫu hứng, có dạng gần như hình thang nhưng các góc bị cắt cong tạo cảm giác các cấu trúc còn lại dưới sự phá hủy của chiến tranh.
 
Không gian trưng bày với cấu trúc bức tường ánh sáng
Không gian triển lãm cố định rộng 5.000 m2 với trục phân chia dài 140m. Dọc theo nó, một hành lang các không gian triển lãm được bố trí ở cả hai phía, tạo ra một tâm trạng âm u nhiều sắc thái sâu sắc. Chiều sâu vật lý của trục này lặp lại chiều sâu cảm xúc, nhưng nhờ các tác động của ánh sáng từ giếng trời phía trên lại mang đến cho du khách cảm giác không bị chôn vùi. Bức tường bê tông chính vào những thời điểm nhất định luôn có những tia nắng chiếu xuống mô tả ý niệm thiết kế của tác giả: “ Quan niệm kiến trúc giả định rằng toàn bộ tội ác của chiến tranh ẩn dưới mặt đất, và "ánh sáng" của hy vọng lọt vào bên trong qua một vết nứt”.
Không gian bên trong tòa tháp, với vai trò là “Phần không gian của tương lai”, kiến trúc sư đã bố trí một quán cà phê ban công trên tầng 5, tầng cao nhất, nhìn ra một nhà hàng trên tầng 4 và được kết nối với nó bằng cầu thang xoắn ốc. Cả hai không gian này đều có tầm nhìn quang cảnh tuyệt vời là bao quát lối vào, quảng trường, kênh đào và một phần khu phố cổ. Các tầng bên dưới của tòa tháp là nơi bố trí khu vực văn phòng, phòng tra cứu, cũng như thư viện khoa học ở tầng 2. Đồng thời bên trong khối tháp cũng bố trí  05 phòng khách sạn và 03 dãy căn hộ lưu trú ngắn hạn, dự kiến dành cho các học giả và khách VIP tham dự các hội nghị sẽ được tổ chức ở đây.
 
Không gian sảnh cầu thang dẫn lên tầng 2
 
Cấu trúc bức tường trang trí bằng gạch cũ của các công trình bị phá hủy trong chiến tranh
Lối vào kết nối khu văn phòng được trang trí bằng một số các bức tường có gạch xếp, chính là những phần vật liệu công trình bị phá hủy trong chiến tranh, được thu lượn và xếp ngay ngắn trong các rọ sắt giúp định hướng liên kết với lối dốc và một cây cầu kết nối tòa tháp với các văn phòng.
HỆ THỐNG HIỆN VẬT TRƯNG BÀY ẤN TƯỢNG
Với hệ thống hiện vật trưng bày đồ sộ, bảo tàng được xem là một trong những bảo tàng chuyên đề cấp quốc gia về Chiến tranh thế giới thứ 2 quan trọng nhất của khu vực Đông Âu. Có khoảng 2.000 đồ hiện vật tạo tác trong triển lãm thường trực, với 150 đồ độc bản nguyên gốc.
 
Không gian trưng bày căn hộ sống tiêu biểu của Ba Lan năm 1939
 
Không gian trưng bày căn hộ sống tiêu biểu của Ba Lan năm 1945
Tại phần trưng bày cố định dành cho trẻ em, không gian trưng bày bao gồm các nội thất phòng ở điển hình ở Warsaw trong thời kỳ chiến tranh. Đầu tiên là vào năm 1939 (báo trên bàn có tin tức về chiến tranh), sau đó là vào năm 1943 (cửa sổ nhìn ra thành phố bị Đức Quốc xã chiếm đóng) và cuối cùng là vào năm 1945 (cửa sổ bị vỡ, một bức tường bị pháo kích đập vỡ, giường chiếu trên sàn). Nó cũng hoạt động tốt cho người lớn.
 
Không gian trưng bày hiện vật của Phát xít đức
 
Không gian trưng bày hiện vật Bức tường va li của người dân bị diệt chủng trong chiến tranh thế giới 2
 
Không gian trưng bày hiện vật ảnh tư liệu độc bản về chiến tranh thế giới 2
Phần triển lãm chính chiếm 20 phòngnằm ở hai bên của trục hành lang dài, trưng bàytheo các nhóm chủ đề như Sự trỗi dậy của các chế độ độc tài trên khắp châu Âu, Cuộc chiến ở Ba Lan, châu Âu và hơn thế nữa, được truyền tải ở các cấp độ địa chính trị, quân sự và cá nhân, với hiện vật rất đa dạng từ đường ống của Stalin đến xe tăng Sherman, chìa khóa nhà của người Do Thái và một chiếc máy mã hóa Eniqma thần thánh của Phát xít Đức.
 
Hiện vật đồ đạc của người do thái bị diệt chủng trong chiến tranh
 
Hiện vật toa tàu chở người Ba Lan đến các trại tập trung
 
Hiện vật xe tăng trưng bày bên trong bảo tàng
Bảo tàng cũng trưng bày các tác phẩm tái hiện trên quy mô lớn, đặc biệt là phong cảnh đường phố Ba Lan với các cửa hàng trước chiến tranh và mặt tiền đổ nát của thành phố và đống đổ nát sau nó, với một chiếc xe tăng của hồng quân Liên Xô.
 
Không gian trưng bày di vật thẻ căn cước của các nạn nhân diệt chủng Ba Lan
 
 Không gian trưng bày chân dung các nạn nhân tiêu biểu của chương trình diệt chủng mà phát xít đức đã triển khai tại Ba Lan
Đồng thời đây cũng là nơi trưng bày những bức ảnh tư liệu rất quý giá. Chẳng hạn như những bức ảnh về những nhân vật kháng chiến có cuộc đời ngắn ngủi, hoặc những tàn tích của Warsaw do nhiếp ảnh gia người Mỹ Henry N Cobb chụp vào năm 1947. Đồng thời, một số không gian trưng bày cố định lại trưng bày những tác phẩm sắp đặt sáng tạo truyền tải những bi kịch trong đó thật khó mà không cảm thấy bị khuất phục như tác phẩm một chòm sao những chiếc đĩa trống tượng trưng cho nạn đói, một bức tường ngăn xếp những chiếc vali đại diện cho việc trục xuất người Do Thái, và một căn phòng màu đen có tựa đề Những người như chúng ta, trong đó chân dung của 810 nạn nhân Holocaust, được gắn trong các dải kính, cao tới trần nhà.
 
Không gian trưng bày tái hiện khu phố cũ trước chiến tranh ở thủ đô Ba Lan
 
Không gian trưng bày tái hiện khu phố cũ sau chiến tranh ở thủ đô Ba Lan
 
Không gian trưng bày hiện đại ứng dụng nhiều công nghệ và thiết bị ánh sáng, trình chiếu
Sau khi mở cửa, bảo tàng được đánh giá là một trong những bảo tàng ấn tượng của khu vực Đông Âu không chỉ bởi yếu tố hiện vật đa dạng mà còn là việc ứng dụng rất thành công những công nghệ hiện đại phục vụ trưng bày triển lãm. Có rất nhiều thiết bị đa phương tiện gồm: 250 màn hình cho phép thuyết minh và trình chiếu sống động nhiều chủ đề tư liệu về chiến tranh như: cuộc thảm sát Wasaw, cuộc thảm sát Krakop.

Nguyễn Hải Vân

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

  • 28/05/2019 10:54
  • 7372

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou (Centre national d’art et de culture Georges-Pompidou Musee hay Centre Georges-Pompidou) là một trung tâm văn hóa và bảo tàng lớn nằm ở khu Beaubourg thuộc quận 4, Paris, Pháp. Khánh thành năm 1977, công trình này là một dự án của tổng thống Pháp - Georges Pompidou nhằm tạo ra một trung tâm bảo tàng văn hóa và nghệ thuật đương đại mới ở trung tâm Paris vốn nổi tiếng với các công trình kiến trúc và bảo tàng nghệ thuật cổ điển. Trong nhiều năm, Bảo tàng Georges Pompidou được xem là một hiện tượng, được nhiều nhà phê bình kiến trúc - nghệ thuật, sự hồi tưởng và hồi sinh “sống động” kiến trúc công nghiệp đã từng phát triển rực rỡ tại Châu Âu thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ đầu thế kỷ 20.

Bài viết khác

Bảo tàng nghệ thuật Kunsthaus Graz (Kunsthaus Graz Art Musemum)

Bảo tàng nghệ thuật Kunsthaus Graz (Kunsthaus Graz Art Musemum)

  • 30/09/2022 15:38
  • 1651

Giữa lòng đô thị cổ Graz (CH Áo), tổ hợp công trình Bảo tàng nghệ thuật Kunsthaus Graz (Kunsthaus Graz Art Musemum) khánh thành vào năm 2003 được giới chuyên gia đánh giá là một trong những công trình bảo tàng mới với kiến trúc và công năng độc đáo nhất trên thế giới. Bảo tàng được xây dựng và khánh thành nhân sự kiện Graz được chọn làm thủ đô văn hóa châu Âu vào năm đó. Sau khi hoàn thành, với vai trò là công trình bảo tàng cấp quốc gia - thánh đường cho các tác phẩm nghệ thuật cổ và đương đại, khác với nhiều ý kiến phản đối trước kia, công trình đã trở thành một động lực mới - cần thiết cho quá trình đổi mới đô thị, một điểm đến thú vị cho khách tham quan, cũng như tạo nguồn thu lớn cho ngân sách thành phố.