Bảo tàng Lịch sử Đương đại quốc gia Hàn Quốc (National Museum of Korea Contemporary History) là một trong những công trình bảo tàng đương đại hàng đầu tại Hàn Quốc và khu vực. Trong nhiều năm, bảo tàng luôn được các tổ chức lữ hành quốc tế, đặc biệt là Trip Adviser khuyến nghị là 1 trong 12 bảo tàng cần đến tham quan khi ghé thăm Hàn Quốc. Một trong những lý do giúp bảo tàng làm được điều này, chính là một ngôn ngữ kiến trúc xanh – tiết kiệm năng lượng hiện đại và đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ số toàn diện trong vận hành trưng bày giới thiệu hiện vật.
TỪ TÒA NHÀ CŨ ĐẾN CÔNG TRÌNH BẢO TÀNG XANH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
Công trình bảo tàng Lịch sử Đương đại Quốc gia Hàn Quốc (National Museum of Korea Contemporary History) được hoàn thành cải tạo và mở cửa cho công chúng tham quan vào cuối năm 2012 trên cơ sở tòa nhà cũ Tòa nhà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước đây từ những năm 1950 với ý niệm về hồi tưởng và giữ lại 50 năm lịch sử hiện đại của Hàn Quốc. Sau khi hoàn thành và mở cửa cho công chúng tham quan, công trình là nơi ghi dấu những khoảnh khắc lịch sử đáng nhớ trong giai đoạn lịch sử hiện đại 50 - 60 năm gần đây là quốc gia Hàn Quốc.
Tổng thể không gian Bảo tàng
Không gian công viên cây xanh phía trước công trình
Khu đất xây dựng công trình vốn ban đầu là rạp xiếc thuộc khu quảng trường cổ Gwanghwamun trung tâm thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Về sau, khu đất đã được chuyển đổi xây dựng thành khu làm việc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong những năm 1950 - 1960, với kiến trúc mới khác biệt, công trình được xem là biểu tượng hiện đại mới của thủ đô Seoul. Sau đó, một lần nữa, trước các yêu cầu đổi mới đô thị, gia tăng các công trình văn hóa, thúc đẩy phát triển giáo dục, du lịch và kinh tế đô thị, công trình đã được cải tạo để trở thành một bảo tàng hiện đại mới như hiện nay.
Không gian phía trước công trình
Trước hết, đây là công trình bảo tàng có vị trí rất đặc biệt, do nằm trên trục thần đạo trung tâm bắt đầu từ Cung điện Gyeongbok của vương triều Joseon đến núi Nam và kéo dài tới sông Hàn.
Trong lần cải tạo mới nhất, Tòa nhà đã được tu sửa theo mô hình kiến trúc xanh, bền vững. Quy hoạch không gian xanh công cộng thông qua cảnh quan nhân tạo. Trong đó tái sử dụng hơn 60% cấu trúc và vật liệu hiện có. Tái sử dụng kết cấu sàn hiện có từ tầng trệt lên đến tầng 5. Thiết kế bổ sung hệ kết cấu gia cố chống lại tải trọng địa chấn. Chiều cao trần được điều chỉnh cho từng tầng để đảm bảo không gian trưng bày phù hợp
Trên diện tích đất rộng 6.444,70㎡, bảo tàng được cải tạo có tổng diện tích sàn trưng bày là 10.733,76㎡ với 08 tầng nổi. Các kiến trúc sư cũng đã bố trí phân chia không gian nội và ngoại thất thành 04 phòng triển lãm cố định, và 02 phòng triển lãm đặc biệt. Cùng với đó là đồng bộ các hệ thống không gian phụ trợ phục vụ nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau như: kho lưu trữ, phòng hội thảo, lớp học, quán cà phê, các cửa hàng lưu niệm bên trong nhà và ngoài trời, hệ thống sân mái những khu vườn. Tất cả các không gian triển lãm và làm việc đều được thiết kế tối ưu tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên.
Để đạt được các tiêu chí tiết kiệm năng lượng, mặt ngoài công trình được thiết kế lắp đặt mới hệ thống lam kính cảm ứng công nghệ cao, vừa mang đến một hình ảnh công trình hiện đại mới, đồng thời có tác dụng hấp thụ nhiệt mặt trời vào các tháng mùa lạnh đóng băng, cũng như tán xạ bức xạ nhiệt mặt trời vào mùa nóng. Công trình cũng được tổ chức thiết kế cải tạo giúp giảm tiêu thụ năng lượng với hệ sinh thái đa dạng, cây xanh mát mắt bao quanh và sử dụng lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao phục vụ 60% nhu cầu điện sử dụng chiếu sáng cho nội thất.
Mặt đứng công trình với ánh sáng trang trí về đêm
Không gian sân trong công trình
Không gian ngắm cảnh tầng mái công trình
Do đó, ngay từ khi hoàn thành và mở cửa cho công chúng, công trình được trao nhiều giải thưởng về kiến trúc xanh như : Giải thưởng kiến trúc Seoul lần thứ 30, Giải thưởng Kiến trúc Xanh Hàn Quốc lần thứ nhất, Tòa nhà có kiến trúc sáng tạo mới (Hạng xuất sắc), và gần đây nhất là chứng chỉ Công trình Xanh - Hạng cao nhất.
Không gian sảnh đệm trên cao
Cửa sổ bố trí như khung tranh tự nhiên bên trong nội thất công trình
NHỮNG HIỆN VẬT “ĐẮT GIÁ” VÀ TRƯNG BÀY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ KỸ THUẬT CAO
Lịch sử đương đại của Đại Hàn Dân Quốc (ROK) bắt đầu với Chính phủ Lâm thời của Hàn Quốc tại Thượng Hải, được thành lập sau phong trào độc lập vào tháng 3 năm 1919 dưới thời thuộc địa của Nhật Bản. Đất nước đã trải qua những sự kiện quan trọng như giải phóng năm 1945 và thành lập chính phủ năm 1948. Bảo tàng này trưng bày một loạt các hiện vật và thông tin gắn liền với lịch sử của đất nước.
Tranh và hiện vật lịch sử trưng bày tại Bảo tàng
Hiện vật quốc kỳ và các thước phim minh họa
Hiện vật điêu khắc trưng bày bên trong Bảo tàng
Hiện vật đồ gốm trưng bày bên trong Bảo tàng
Hiện vật đồ dùng dân cư trưng bày tại Bảo tàng
Bảo tàng Lịch sử Đương đại Quốc gia Hàn Quốc chính thức mở cửa vào ngày 26/12 /2012, dành riêng cho việc nghiên cứu, bảo tồn và trưng bày lịch sử hiện đại và đương đại của Hàn Quốc. Bảo tàng có 04 phòng triển lãm cố định, tập trung giới thiệu giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến nay, theo các nhóm chủ đề "Buổi đầu lập quốc của Quốc gia Hàn Quốc - Prelude to the Republic of Korea", "Nền tảng quốc gia Hàn Quốc - Foundation of the Republic of Korea", "Sự phát triển của Hàn Quốc - Development of Korea Republic" và "Hiện đại hóa và Tầm nhìn tương lai của Hàn Quốc".
Ánh sáng trưng bày ấn tượng bên trong các phòng chuyên đề
Hiện vật ô tô trưng bày trong không gian trang trí sinh động
Hiện vật và mô hình kết hợp công nghệ số trưng bày tại Bảo tàng
Với ý tưởng về tổ chức trưng bày hiện vật chung nhấn mạnh “Sự giao tiếp giữa các thế hệ”, Bảo tàng Lịch sử Đương đại Quốc gia Hàn Quốc đã tái tạo các cảnh trong Phòng Trưng bày tương tác này để cho thấy thời gian của các thế hệ khác nhau trong lịch sử hiện đại của Hàn Quốc. Các không gian triển lãm tái hiện chân thực bối cảnh thực tế cho phép khách tham quan hiện nay có cái nhìn toàn diện về cuộc sống của cư dân Hàn Quốc trong các giai đoạn trước kia, giúp cảm nhận những thăng trầm mà các thế hệ đi trước đã trải qua, từ đó mở rộng hiểu biết về các giá trị và đặc điểm văn hóa của những thế hệ cư dân bản địa đi trước.
Khác với các bảo tàng lịch sử thông thường, thông qua các hình thức giới thiệu sinh động, đặc biệt phát triển các nội dung triển lãm ứng dụng công nghệ cao, với nhiều phương tiện khác nhau để tạo ra một bầu không khí độc đáo và cái nhìn sâu hơn về cuộc sống của con người, sự kiện, chứng tích từng là một phần của lịch sử đương đại. Do đó, bào tàng luôn được đánh giá có sự cuốn hút lớn với khách tham quan khi mà công chúng đều đến và ghé thăm quan không chỉ 1 mà là nhiều lần. Các ki - ốt màn hình cảm ứng đã được lắp đặt để du khách tham quan luôn dễ dàng truy cập tài liệu, hình ảnh, âm thanh kỹ thuật số, ghi âm và các phần khác của bộ sưu tập lịch sử được lưu giữ tại bảo tàng.
Các không gian tương tác kỹ thuật số đa dạng bên trong công trình
Với giới chuyên gia nghiên cứu, đến bảo tàng, ngoài các hiện vật thông thường, du khách luôn có thể cập nhật các thông số kỹ thuật và thông tin xã hội Hàn Quốc đã thay đổi theo thời gian. Cùng với đó là kho dữ liệu khổng lồ về lịch sử và xã hội. Điều này giúp giới chuyên gia luôn yêu thích và tham quan quan bảo tàng thường xuyên.
Màn hình công nghệ tương tác đa phương tiện được bố trí xen kẽ trong khu vực trưng bày hiện vật cổ
Màn hình tương tác 3 chiều bên trong Bảo tàng
Màn hình tương tác trong khu vực trưng bày tầng 3
Màn hình kích thước lớn trong không gian trưng bày tầng 5
Mô hình công nghệ ánh sáng mới trưng bày khuôn viên bên ngoài bảo tàng
Rất nhiều các khu vực trình chiếu cá nhân có tên gọi “Oral History Collection” cũng được lắp đặt giới thiệu để khách tham quan lắng nghe những câu chuyện được kể bởi các nhà tài trợ khác nhau, những người đã sống trong thời kỳ giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản, Chiến tranh Triều Tiên, Cách mạng ngày 19 tháng 4 và Cuộc đảo chính quân sự ngày 16 tháng 5, và những câu chuyện về những người tham gia Saemaeul Phong trào, những người dành cả đời làm thợ mỏ và y tá được phái đến Đức, cũng như công nhân, bà nội trợ và sinh viên trong cuộc khủng hoảng ngoại tệ.
Không gian trải nghiệm đồ họa thực tế ảo bên trong Bảo tàng
Khu test nhanh về lịch sử
Không gian nghiên cứu đọc sách
Khu vực bán đồ lưu niệm bên trong Bảo tàng
Với học sinh, bảo tàng cũng cung cấp các không gian trưng bày và nghiên cứu cũng cung cấp cho học sinh trải nghiệm thực tế về lịch sử được dạy trong sách giáo khoa của trường thông qua các hiện vật thực tế và thảo luận với giáo viên. Cùng với đó, các chương trình trắc nghiệm trực tiếp về lịch sử theo mô hình tương tác cũng được cung cấp ngay bên trong bảo tàng. Đây là khu vực mà các học sinh luôn thích thú và dành thời gian trải nghiệm bởi nếu hoàn thành các bài test nhanh tại bảo tàng cũng đồng nghĩa với việc hoàn thành tốt các chương trình học lịch sử trên lớp.
Các hoạt động ngoài trời đa dạng tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng
Các hoạt động ngoại khóa cộng đồng tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng
Với cộng đồng, cùng với các hoạt động trưng bày hiện vật, bảo tàng cũng triển khai hàng loạt các chương trình giáo dục cho những người quan tâm đến lịch sử, để mọi người ở mọi lứa tuổi tham gia vào các chủ đề đa dạng khác nhau. Đồng thời, để Bảo tàng Lịch sử Đương đại Quốc gia Hàn Quốc trở thành một nơi để văn hóa và nghệ thuật của tất cả các thể loại hòa quyện với lịch sử, rất nhiều các chương trình văn hóa nghệ thuật đa dạng được tổ chức để đông đảo công chúng tham gia./.
Nguyễn Hải Vân