Chủ Nhật, 03/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/07/2021 14:30 3612
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trên thế giới, đồ gốm cổ luôn được xem là một trong những dòng hiện vật quan trọng gắn với sự phát triển của nền văn minh quốc gia. Được xem là cái nôi của gốm sứ Trung Hoa cổ đại, Giang Tây và đặc biệt là Trấn Cảnh Đức đã đi vào lịch sử quốc gia, gắn liền với văn hóa - văn minh Trung Hoa không chỉ nổi tiếng trong nước mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, phải đến tận năm 2017, khi Bảo tàng lò nung gốm Hoàng gia Trấn Cảnh Đức (Jingdezhen Imperial Kiln Museum) - bảo tàng hiện đại với kiến trúc vòm ấn tượng do các kiến trúc sư của Studio Zhu - PeiArchitectual Design thiết kế được chính thức khánh thành, thì các giá trị tinh hoa gốm cổ Trung Hoa đã được tôn vinh trang trọng và xứng đáng.

 

Mô hình thiết kế ý tưởng kiến trúc tổng thể bảo tàng


Tổng thể bảo tàng trong cảnh quan chung khu vực

 

Góc nhìn tổng thể khuôn viên công trình bảo tàng

MỘT ĐỊA ĐIỂM ĐÔ THỊ CỔ NỔI TIẾNG CẦN ĐƯỢC VINH DANH

Trấn Cảnh Đức - Jingdezhen là một thành phố cấp tỉnh, thuộc khu vực đông bắc tỉnh Giang Tây và giáp ranh với tỉnh An Huy tỉnh có tổng dân số năm 2018 gần 1,7 triệu người. Địa danh này được giới khoa học lịch sử và khảo cổ học gọi tên là "Tổ nguồn của gốm sứ Trung Hoa " vì trong lịch sử  Trung Hoa cổ đại, hàng ngàn hàng vạn các sản phẩm gốm sứ đã được sản xuất tại Trấn Cảnh Đức rồi vận chuyển tới toàn Trung Quốc và các quốc gia lân cận trong ít nhất 1000 năm. Trong phần lớn khoảng thời gian đó, các đồ tạo tác gốm sứ của Trấn Cảnh Đức rất nổi danh về chất lượng tốt nhất ở Trung Quốc, và rất nhiều các sản phẩm đã được làm và sử dụng trong hoàng gia. Về lịch sử phát triển đô thị, Trấn Cảnh Đức có một lịch sử hào hùng gắn liền với sản xuất sứ cao cấp truyền thống được ghi lại đầy đủ kéo dài hơn 2.000 năm.

 

Công trình xây dựng cận kề với các khu dân cư và di tích cũ xung quanh

Trong suốt cả hai Thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, khu vực Trấn Cảnh Đức ngày nay thuộc về nước Chu. Sau khi nhà Chu sụp đổ, khu vực này được sáp nhập vào nhà Tần như một phần của Thương Quận. Dưới thời nhà Hán, khu vực này thuộc quận Poyang và các ghi chép lịch sử cho thấy rằng chính trong thời gian này, Trấn Cảnh Đức đã bắt đầu sản xuất đồ sứ.

Thị trấn được thành lập trong Triều đại Tấn, khu vực có tên là Changnan do vị trí của nó ở bờ nam của con sông Chang. Tên thị trấn đã được đổi hai lần, lần đầu tiên thành Fuliang vào năm 742, và sau đó chính thức là Trấn Cảnh Đức vào năm 1004. Vào thời Hoàng đế Tống Chân Tông (từ năm 997 - 1002), sản xuất đồ sứ lần đầu tiên trở nên nổi tiếng trên toàn Trung Hoa.

Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trấn Cảnh Đức cùng với Phật Sơn (Quảng Đông), Hán Khẩu (Hồ Bắc), Zhuxian (Hà Nam) được người dân Trung Hoa coi là một trong tứ đại địa danh của Trung Quốc thị trấn xét về tầm quan trọng thương mại và công nghiệp. Tuy nhiên, trong cuộc nội chiến năm 1855, toàn bộ 9.000 lò nung cổ ở Trấn Cảnh Đức đã bị phá hủy và chỉ được xây dựng lại trong những năm 1866. Trong thời kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trấn Cảnh Đức trở thành một thành phố trực thuộc tỉnh nhưng vẫn giữ tên Trấn Cảnh Đức để tôn vinh các giá trị lịch sử.

Từ ngày 28/02/1982 đến nay, Trấn Cảnh Đức được vinh danh là một trong 24 thành phố lịch sử và văn hóa quốc gia hàng đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Năm 2004, Trấn Cảnh Đức đã kỷ niệm một thiên niên kỷ trở thành thủ đô đồ sứ với tên gọi như hiện nay.

 MỘT BẢO TÀNG ĐỘC ĐÁO VINH DANH GIÁ TRỊ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG ĐẶC SẮC

Nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử đô thị Trấn Cảnh Đức, khuôn viên của Bảo tàng lò nung gốm Hoàng gia Trấn Cảnh Đức (Jingdezhen Imperial Kiln Museum) có vị trí xây dựng tiếp giáp với Khu Di tích Lò nung Hoàng gia với cảnh quan xung quanh là các quần thể lò nung cổ. Trấn Cảnh Đức được mệnh danh là “Thủ đô đồ sứ” trên thế giới vì nơi đây đã sản xuất đồ gốm từ 1.700 năm trước đây. Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trấn Cảnh Đức đã xuất khẩu một lượng lớn đồ sứ sang châu Âu.

 

Góc nhìn ấn tượng từ lối vào chính

 

Công trình với ánh sáng trang trí ấn tượng về đêm

Trấn Cảnh Đức đã phát triển tự nhiên phù hợp trong các thung lũng xung quanh sông, đồi và núi vì ngành công nghiệp đồ sứ. Các khu định cư ban đầu của thành phố phát triển xung quanh các khu liên hợp lò nung bao gồm lò nung, xưởng và nhà ở. Đường phố cũng được quy hoạch tạo ra bởi thiên nhiên và ngành công nghiệp đồ sứ. Hầu hết các con ngõ nhỏ nằm giữa các cụm lò luôn hướng ra sông để dễ dàng thuận tiện vận chuyển hàng sứ, đẩy mạnh mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán đến với nhau.

Về quy hoạch, Bảo tàng Lò nung gốm Hoàng gia có hệ thống giao thông đối ngoại được quy hoạch tổ chức theo mạng lưới đường phố Bắc - Nam của Trấn Cảnh Đức. Các lối vào đều đi qua các tiểu cảnh như các hồ nước, cây cầu… tổ chức trong khuôn viên, hướng mặt về phía tây. Các khối công trình được quy hoạch quây quần như ôm lấy phần không gian mở của khu vực di chỉ khảo cổ Lò nung Hoàng gia.  Quy hoạch cũng khéo léo để sau khi di chuyển qua các không gian công cộng với nhiều tiểu cảnh như cây xanh, tượng trưng bày ngoài trời, cầu gỗ, hồ nước nhân tạo…, du khách sẽ tiếp cận với không gian tiền sảnh của bảo tàng.

 

Kiến trúc mặt đứng bảo tàng với các không gian vòm liên hoàn

 

Các góc nhìn ngoạn mục được tạo ra do kiến trúc các mái vòm tiếp nối

Về kiến trúc, ý tưởng thiết kế công trình hướng đến tạo lập các trải nghiệm tổng thể để khơi gợi sự khám phá lại cội nguồn của Trấn Cảnh Đức, giúp tái tạo lại những trải nghiệm trong quá khứ với các chủ thể gồm người thợ, lò nung và các đồ sứ tạo tác.

Bảo tàng Lò nung gốm Hoàng gia bao gồm các khối mô đun hầm gạch dựa trên hình thức kiến trúc của lò nung truyền thống. Các hầm đều có quy mô kích thước, độ cong và chiều dài khác nhau. Để có được phương án tổ hợp, các kiến trúc sư đã nghiên cứu kỹ lưỡng các điều kiện tự nhiên, để công trình có thể tích hợp hoàn hảo với địa hình địa mạo tự nhiên cũng như các khu vực di chỉ khảo cổ bao gồm cả một vài tàn tích được phát lộ trong quá trình xây dựng công trình.

 

Góc nhìn ấn tượng từ không gian mặt nước

 

Ánh sáng là một trong những chất liệu để trang trí công trình

 

Ánh sáng tự nhiên được ưu tiên sử dụng tối đa làm chất liệu trang trí cho nội thất công trình

Các cấu trúc mái vòm của bảo tàng trông giống như những lò nung cũ, nhưng cũng được nghiên cứu có chiều cao nằm dưới mức tầng cao chung của khu vực không chỉ tạo ra sự linh hoạt để thích ứng với địa điểm lịch sử có tính chất rất phức hợp, mà còn đạt được quy mô nội thất thân mật. Chiến lược này cũng như công trình có khả năng thích ứng hòa nhập rất cao với các tòa nhà lịch sử xung quanh. Việc "chèn" thêm các khối công trình bảo tàng mới cũng cho phép tạo ra một loạt không gian công cộng ở cấp đường phố, để cộng đồng và người dân có thể thụ hưởng. Các không gian hầm mở và sân trong cũng tạo nên nhiều không gian nghỉ dưỡng, giải lao café thân mật ở cả trong nhà và ngoài trời cho người dân và khách tham quan bảo tàng. Các không gian công cộng ngoài trời cũng đều được thiết kế bố trí khéo léo che phủ dưới bóng râm, tránh mưa do nắng nóng và mưa nhiều vào mùa hè. Phần không gian mở trung tâm là nơi trưng bày ngoài trời cho khách tham quan di tích khảo cổ học với nhiều hiện vật nguyên trạng vô cùng độc đáo.

 

Không gian lối vào chính công trình

  

Không gian mở tiếp cận với thiên nhiên khu vực lối vào các không gian trưng bày lớn

 

Không gian tiểu cảnh mặt nước và cây xanh mặt bên công trình

Theo lối dẫn từ sảnh chính, khách tham quan sẽ di chuyển qua một loạt không gian triển lãm hình vòm có kích thước khác nhau, với kiểu ngôn ngữ kiến trúc vòm cuốn nhẹ nhàng nhưng có độ mở trái ngược nhau (kín hoặc mở lên trời). Theo các lối hành lang và cầu thang sắt, du khách tiếp tục có thể di chuyển tới các không gian trưng bày ở các tầng hầm, là nơi trưng bày nhiều hiện vật gốm sứ quý giá được sưu tập từ khắp nơi, cũng như trải nghiệm khu trưng bày 3 trong 1 với các hiện vật và mô hình kích thước lớn (lò nung - đồ vật - người). Các hiện vật đồ sứ, tàn tích và các sân trũng trưng bày các lớp di chỉ khảo cổ cũng góp phần tạo ra những trải nghiệm thú vị cho du khách. Phần tường mặt tiền và trong nội thất công trình cũng được ốp bằng các lớp gạch mô phỏng viên gạch cổ góp phần mang đến những cảm nhận về chất cảm nhận vật liệu rất sống động.

  

Chi tiết kiến trúc cầu thang bộ ngoài trời

 

Các không gian trưng bày được bố trí liên hoàn tiếp nối với nhau

  

Chi tiết kiến trúc không gian cầu thang sử dụng gạch trần

Nằm bên phải khu tiền sảnh, các không gian phụ trợ như hiệu sách, quán cà phê, phòng trà và quầy bán đồ lưu niệm cũng được bố trí đồng bộ.

  

Khách tham quan nghỉ giải lao thư giãn tại không gian trong nhà

 

Không gian nội thất khu vực kho và giải lao café

 

Không gian nhà hát đa năng trong nhà

Vào các thời điểm khác nhau trong ngày, du khách có thể được chiêm ngưỡng những góc đẹp lung linh trong nội thất công trình như tranh vẽ khi vào ban ngày bề mặt trên những mái vòm này phản chiếu sóng nước, và ban đêm với ánh sáng nhảy múa lung linh kỳ ảo.  Một sự ngạc nhiên lớn được tạo ra khi du khách có thể trực tiếp tham quan Di tích lò nung Longzhu của hoàng gia được tái hiện với quy mô kích thước và bối cảnh trưng bày mô phỏng đúng như thực tế.

 

Không gian sân trong lớn

 

Không gian sân trong nhỏ

  

Thiết kế nội thất không gian giải lao cafe với không gian cửa sổ thấp hướng ra khung cảnh thiên nhiên

Không gian nằm sân trong, được thiết kế lộ thiên nhưng có độ sâu trũng xuống đất, với kích thước đa dạng theo các chủ đề khác nhau: vàng, gỗ, nước, lửa, đất, không chỉ phản ánh theo quan niệm tư duy của người Trung Quốc cổ đại về mà còn là các tư liệu gắn liền với kỹ thuật làm đồ sứ.

Về kết cấu và vật liệu, ý tưởng thiết kế cũng mô phỏng ngôn ngữ tạo hình kết cấu và chất liệu của các lò nung cổ tại địa phương. Trong quá khứ, những người thợ thủ công đã xây dựng lò gạch không cần giàn giáo và sử dụng giải pháp kỹ thuật vòm cuốn theo một cách rất đặc biệt. Lò gạch mỏng và nhẹ đạt được với các không gian sử dụng bên trong tối đa, nhưng với vật liệu tối thiểu. Cấu trúc cơ bản của bảo tàng là một hệ thống kết cấu vòm, sử dụng hệ kết cấu chính là bê tông cốt thép với hai lớp tường xây gạch xây cuốn ở cả mặt ngoài và mặt trong. Các vòm nhỏ cũng được bố trí vuông góc để kết nối hai vòm lớn.


Chi tiết cấu tạo mái vòm bằng gạch xây khu vực cafe giải lao

 

Kiến trúc mặt đứng hướng tây bắc của công trình

 

Chi tiết vòm gạch xây hoàn thiện ấn tượng trong nội thất

Sử dụng vật liệu gạch nung tái chế để xây dựng là một đặc điểm quan trọng ở Trấn Cảnh Đức từ xã xưa vì các lò gạch phải được phá dỡ trong hai hoặc ba năm một lần để giữ hiệu suất nhiệt nhất định của lò. Do đó, toàn bộ thành phố được bao phủ bởi gạch nung tái chế. Những viên gạch đó ghi lại một sự ấm áp, không thể tách rời huyết mạch của thành phố. Trước đây, bọn trẻ sẽ lấy một viên gạch ấm từ lò nung đặt vào cặp sách để giữ ấm cả ngày giữa trời đông giá rét.

Do đó, các kiến trúc sư cũng thiết kế vật liệu của bảo tàng chủ yếu là gạch, gạch nung cũ tái chế được trộn với gạch mới với nhau để phản ánh văn hóa xây dựng của địa phương. Sự đan xen giữa hai giai đoạn lịch sử khác nhau được đề xuất bởi sự kết hợp giữa các khối hình mới và cũ phải khơi dậy sự quan tâm, tò mò, tạo ra những câu hỏi mới và đưa ra câu trả lời mới bằng cách tương tác với tâm trí của con người, những người chắc chắn gợi lên ký ức và tận hưởng trải nghiệm độc đáo. Quá khứ không thể bị xóa bỏ nhưng được viết lại bằng cách kể lại một nhận thức và sự trưởng thành mới, một kiểu khảo cổ học đương đại.

Du khách có thể có trải nghiệm giác quan 360 độ thông qua sự tiếp xúc lặp đi lặp lại giữa ngoại thất và nội thất để kích thích xúc giác, khứu giác, thính giác và thị giác và đưa du khách vào một chuyến du ngoạn giữa quá khứ, hiện tại và thiên nhiên.

 

Nội thất không gian sảnh chính trung tâm

 

Nội thất không gian cầu thang

 

Góc nhìn ra khu sân khảo cổ từ nội thất

 

Góc nhìn ra ngoài từ các phòng trưng bày

Là công trình ưu tiên tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên, thiết kế tối ưu cũng cho phép sử dụng ánh sáng cũng gợi lên những ký ức hữu hình và hoạt động, là bằng chứng về cách các kỹ thuật cổ đại có thể được diễn giải lại, đọc lại trong một chiếc chìa khóa đương đại. Ánh sáng tự nhiên bên trong được lấy từ cả giếng trời và sân trũng, lấy cảm hứng từ các lỗ thoát khói của lò gạch cổ, giếng trời dạng hình trụ rỗng được phân bổ trên phần trên của vòm cung cấp ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và ánh sáng nhân tạo vào ban đêm.

 

Không gian sân trong với di tích khảo cổ thời nhà Minh trưng bày ngoài trời

 

Không gian sảnh phụ được bố trí liên hoàn tiếp nối với sảnh chính

 

Không gian lò gốm cổ trưng bày trong khuôn viên bảo tàng

 

Không gian lò nung cổ trưng bày bên trong bảo tàng

Về hiện vật trưng bày, tuy không chú trọng về số lượng, nhưng chất lượng các hiện vật trưng bày đều được chăm chút tỉ mỉ và có lượng thông tin giá trị rất cao. Bên cạnh các hoạt cảnh dạng mô hình tái hiện các khung cảnh của nghệ nhân chế tác gốm ở nhiều cấp độ quy mô trong nhà và ngoài trời, với nhiều chất liệu như gốm, đồng…, bảo tàng còn là nơi trưng bày nhiều hiện vật gốm cổ đại và đương đại có giá trị. Đặc biệt nhất phải kể đến là các hiện vật gốm hoàng gia thời nhà Minh có giá trị rất lớn về nghệ thuật và lịch sử.

 

Hiện vật gốm sứ đời Minh trưng bày tại bảo tàng

 

Hiện vật gốm cổ trưng bày bên trong nội thất bảo tàng

 

Nghệ nhân trinh diễn vẽ trang trí gốm cổ trong khuôn viên bảo tàng

 

Nghệ nhân trình diễn phương thức làm gốm trong khuôn viên bảo tàng

Cùng với đó, các hoạt động chế tác thực tế gốm theo các phương thức cổ và hiện đại cũng được các nghệ nhân dân gian trình diễn trong khuôn viên bảo tàng, tạo nên sự hấp dẫn cho khách tham quan cũng như giới nghiên cứu học thuật và học sinh, sinh viên.

 

Tiểu cảnh trang trí trong khuôn viên bảo tàng

 

Học sinh, sinh viên đến tham quan và học tập tại bảo tàng

Nguyễn Hải Vân

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

  • 28/05/2019 10:54
  • 7071

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou (Centre national d’art et de culture Georges-Pompidou Musee hay Centre Georges-Pompidou) là một trung tâm văn hóa và bảo tàng lớn nằm ở khu Beaubourg thuộc quận 4, Paris, Pháp. Khánh thành năm 1977, công trình này là một dự án của tổng thống Pháp - Georges Pompidou nhằm tạo ra một trung tâm bảo tàng văn hóa và nghệ thuật đương đại mới ở trung tâm Paris vốn nổi tiếng với các công trình kiến trúc và bảo tàng nghệ thuật cổ điển. Trong nhiều năm, Bảo tàng Georges Pompidou được xem là một hiện tượng, được nhiều nhà phê bình kiến trúc - nghệ thuật, sự hồi tưởng và hồi sinh “sống động” kiến trúc công nghiệp đã từng phát triển rực rỡ tại Châu Âu thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ đầu thế kỷ 20.

Bài viết khác

Bảo tàng về Lịch sử vùng đất Di sản Long You

Bảo tàng về Lịch sử vùng đất Di sản Long You

  • 28/06/2021 15:16
  • 2101

Vào năm trị vì thứ 25 (năm 222 trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng Đế đã tiêu diệt Nhà Chu và thành lập Quận Taimo trên đất Gomer. Kể từ đó, vùng đất Longyou đã trở thành huyền thoại trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, được ca ngợi và nhắc tới nhiều qua ngòi bút của các nhà văn và nhà thơ Trung Hoa cổ đại. Vùng đất này cũng là một lãnh thổ quan trọng cho tất cả các chỉ huy quân sự tranh giành. Dòng sông thời gian dài không chỉ để lại những ký ức lịch sử, văn hóa phong phú mà còn để lại những tài nguyên văn hóa đấu ấn đặc trưng như di tích thời tiền sử, động Long Khẩu, khu vườn dân cư các công trình lịch sử, cụm lăng mộ thời Hán, đập thủy lợi thời nhà Nguyên, v.v. Sau một thời gian dài chuẩn bị và chờ đợi, việc hoàn thành Bảo tàng Longyou giống như mở ra một quần thể thời gian mang theo ký ức lịch sử, để “kho báu ẩn giấu” để vùng đất di sản Longyou không còn “độc hành”.