Thật ngạc nhiên khi nghĩ rằng Los Angeles nổi danh với kinh đô điện ảnh Hollywood - ngôi nhà của ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ cho đến nay vẫn hoàn toàn không có một bảo tàng dành riêng cho loại hình nghệ thuật thứ 7 này. Tuy nhiên, tất cả những điều này sắp thay đổi khi công trình bảo tàng cấp quốc gia về Nghệ thuật điện ảnh được khánh thành trong năm 2021, với tên gọi Bảo tàng Hàn lâm về Nghệ thuật điện ảnh - Academy Museum of Motion Pictures.
Tổng thể khuôn viên công trình trong cảnh quan đô thị chung
Tổng thể toàn bộ khuôn viên công trình
Mặt đứng chính công trình từ trục giao thông chính với ánh sáng về đêm
Kiến trúc bảo tàng tại cái nôi sinh ra điện ảnh
Thiết kế công trình được chính thức công bố vào tháng 06/2016, thay thế một đề xuất thất bại về một bảo tàng ở trung tâm Hollywood của kiến trúc sư người Pháp - Christian de Portzamparc thực hiện năm 1964 với vị trí xây dựng tại Đại lộ Wilshire và Fairfax Đại lộ, trong khuôn viên của Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles (LACMA), gần sát tòa nhà Công ty Wiltshire May hiện đại. Công trình được thiết kế bởi Kts tài danh Renzo Piano và kiến trúc sư Zoltan Pali. Kts tài danh Renzo Piano thừa nhận đã bị lôi cuốn bởi ý tưởng tạo ra một bảo tàng về nghệ thuật điện ảnh ở đúng nơi khai sinh ra điện ảnh.
Mô hình kiến trúc tổng thể công trình
Tổng thể hình khối với khối cầu mới bổ sung vào khối công trình cũ
Tổng thể công trình với ánh sáng trang trí về đêm
Về tổng thể, giải pháp kiến trúc đề xuất cải tạo trùng tu mặt tiền và nội thất khu nhà cũ thành một khu bảo tàng nghệ thuật điện ảnh mới, với kiến trúc và vật liệu hoàn thiện hiện đại, nhưng giữ nguyên hệ khung kết cấu chính. Đồng thời, thiết kế cũng bổ sung thêm khu khán phòng đa năng David Geffen 1.000 chỗ ngồi với mái vòm kính có đường kính 140 foot. Khu bảo tàng cũng đồng thời bao gồm hệ thống đồng bộ các phòng phụ trợ, khu hành chính, Xưởng Giáo dục Shirley Temple, Xưởng Bảo tồn Debbie Reynolds, các không gian tổ chức sự kiện đặc biệt, một quán cà phê và cửa hàng, kho bảo quản và phục chế hiện vật, khu café giải lao, khu bán đồ lưu niệm và Nhà hát Ted Mann quy mô nhỏ 288 chỗ ngồi.
Nội thất không gian khán phòng đa năng 1000 chỗ
Cấu trúc hành lang kính liên kết giữa 02 phần mới và cũ của tòa nhà
Chi tiết kết cấu thi công xây dựng khu mái vòm
Đã có một sự tranh cãi rất lớn về giải pháp thiết kế bổ sung thêm một cấu trúc công nghệ kính và thép mới như trên vào kết cấu tòa nhà cũ. Theo tác giả chính, Kts Renzo Piano, không gian mái vòm lấy hình tượng về của Quả địa cầu sẽ được thiết kế liên kết với khu nhà trưng bày cũ, với chức năng là khán phòng đa năng 1000 chỗ, đồng thời là một ban công sân thượng với tên gọi Dolby Family có tầm nhìn 360 độ ra mọi góc cảnh quan của đô thị, mang đến khung cảnh trải dài từ khu đồi biển hiệu Hollywood đến các bờ biển Thái Bình Dương. Khu sân thượng ngoạn mục này dự kiến sẽ là địa điểm mới của thành phố để tổ chức các buổi tiệc chiêu đãi sang trọng và các sự kiện trong ngành. Cùng với đó, phần dưới không gian khán phòng sẽ đóng vai trò như khu sảnh chính xuyên qua tầng trệt của tòa nhà, kết nối bảo tàng với khuôn viên LACMA và thành phố. Trong khi đó, kiến trúc sư Zoltan Pali lại phản đối, khi cho rằng “Dán một quả cầu thủy tinh khổng lồ vào bên cạnh một tòa nhà cũ được bảo vệ có thể được coi là một động thái kỳ lạ. Mái vòm kính này là sự thể một thế giới khác.”
Không gian sảnh chính đặc biệt phía dưới khu khán phòng
Khu ban công trên mái vòm với cảnh quan ấn tượng
Tổng thể chi tiết khối cầu kính xây mới
Tuy nhiên, về sau, cùng với một số điều chỉnh về tỷ lệ hình khối, các kiến trúc sư đã cùng thống nhất ý tưởng chung: “Bởi vì điện ảnh là cách đưa bạn đến một thế giới khác. Kiến trúc hiện đại tối giản bao gồm việc lược bỏ các vật trang trí của Art Deco sẽ giúp thể hiện sức mạnh và phương tiện truyền tải thông tin về môn nghệ thuật thứ 7. Những gì chúng tôi đã thiết kế với nhà hát và mái vòm kính lớn là về cùng một điều - đó là cảm giác trôi nổi bồng bền, sự lãnh mạn và bay bổng bất tận không có giới hạn. "
Chi tiết kiến trúc và vật liệu hoàn thiện mặt tiền khối công trình cũ
Chi tiết vật liệu hoàn thiện khu vực sảnh sau
Góc nhìn trực tiếp Không gian sảnh chính
Hiện nay, công trình đã cơ bản hoàn thành thi công phần ngoại thất với khu phức hợp có quy mô cao 6 tầng, rộng 290.000 foot vuông. Tòa nhà Wiltshire May - một cửa hàng bách hóa trước đây được thiết kế bởi Albert C. Martin Sr. vào năm 1939, sẽ được tân trang lại để tổ chức tổ hợp các không gian chức năng chính bao gồm các phòng trưng bày cố định, không gian triển lãm tạm thời, địa điểm tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật cộng đồng. Đồng thời, không gian khán phòng 288 chỗ ngồi sẽ được xây dựng bổ sung là nơi công chiếu, thử nghiệm các bộ phim độc lập bao gồm cả các phim quốc tế. Tầng hầm sẽ được chuyển đổi thành một phòng lưu trữ trưng bày các đạo cụ sinh hoạt của diễn viên cho phép khác tham quan nhiều hiện vật khác nhau của việc làm phim chẳng hạn như đạo cụ, kịch bản và áp phích, hiện không được trưng bày.
Cảnh quan khối công trình cầu xây mới
Trang trí hoạt hình ánh sáng về đêm trên mặt tiền khối công trình cũ
Mặt đứng công trình từ trục tuyến giao thông chính
Ngôi đền trưng bày các hiện vật tiêu biểu của nghệ thuật điện ảnh.
Theo kế hoạch ban đầu, công trình bảo tàng dành riêng cho nghệ thuật điện ảnh dự kiến sẽ mở cửa cho công chúng vào ngày 30/09/2017, tuy nhiên đã phải hoãn lại thêm 1 lần nữa cho đến tận mùa thu năm 2021 trước các tác động do đại dịch Covid 19 hoành hành. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ đạt và được cấp chứng chỉ công trình xanh LEED của Hoa Kỳ theo mức độ Vàng.
Về tổ chức trưng bày hiện vật, bản thân Kts Renzo Piano cũng trực tiếp tham gia thiết kế 02 phần không gian trưng bày chủ đề chính là: Phòng trưng bày Nghệ thuật Đương đại Broad và Nhà trưng bày Resnick.
Thiết kế tổ chức không gian sảnh trung tâm
Thiết kế tổ chức không gian trưng bày theo chủ đề
Khi khai trương, bảo tàng sẽ mở cửa rộng rãi đón khách tham quan với các phòng trưng bày, phòng chiếu rộng 300.000 bộ vuông, được bố trí đặc trưng với nhiều hiện vật, đạo cụ sống động, kết hợp với nhiều hình thức trình chiếu trưng bày âm thanh, ánh sáng, đa phương tiện độc đáo.
Đặc biệt, ngay trong tuần đầu tiên mở cửa, theo kế hoạch, bảo tàng sẽ khai trương phần trưng bày dành riêng giới thiệu về nữ diễn viên điện ảnh gạo cội của Hollywood là Sofia Loren, trong đó trưng bày nhiều bức ảnh nổi tiếng của nữ diễn viên gắn liền với nhiều bộ phim bom tấn, nổi đình nổi đám một thời. Đặc biệt nhất trong đó là bức ảnh tuyệt đẹp chụp Sophia Loren thời trẻ đang dựa vào một cây cột với đôi mắt nhắm nghiền đã trở thành poster quảng cáo của nhiều hãng thời trang danh tiếng trên thế giới.
Thiết kế không gian trưng bày với ánh sáng trưng bày hiện đại, hiện vật độc đáo bắt mắt
Thiết kế tổ chức không gian trưng bày chủ đề ứng dụng công nghệ thực tế ảo
Chắc chắn sau khi được mở cửa cho công chúng, Bảo tàng sẽ sẵn sàng mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng chú ý mà tất cả công chúng đều mong muốn.
Nguyễn Hải Vân