Chủ Nhật, 06/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

29/03/2021 10:38 2109
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong những năm gần đây, thay vì chỉ bao gồm một chức năng như thông thường, để gia tăng hiệu quả sử dụng, tối ưu lợi ích vốn đầu tư công, các công trình bảo tàng quốc gia Trung Quốc có xu hướng được thiết kế thêm một số các chức năng bổ sung. Trong số đó, chức năng bảo tàng kết hợp với thư viện cộng đồng được áp dụng nhiều nhất mà công trình bảo tàng và thư viện Jiashan mới được khánh thành trong thời gian gần đây có thể xem là tiêu biểu nhất.

 

Hình ảnh mặt đứng chính công trình

Quận Jiashan là một khu vực có cảnh quan thiên nhiên xanh và môi trường rất trong lành nằm trên vùng đồng bằng sông Dương Tử (Trung Quốc). Đây được xem là một trong những quận phát triển nhất ở Trung Quốc bởi trình độ phát triển kinh tế cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ở quy mô lớn và trình độ rất cao. Bảo tàng & Thư viện Jiashan là một khu phức hợp văn hóa, nhằm cung cấp cho người dân địa phương một địa điểm hoạt động văn hóa công cộng và nâng cao đáng kể sức sống văn hóa của quận.

 

Mặt đứng công trình nhìn từ phía hồ nước

 

Mặt đứng công trình từ hướng trục giao thông chính

 

Không gian mặt bên công trình

Thiết kế lấy cảm hứng từ bối cảnh văn hóa địa phương. Jiashan nằm ở phía bắc tỉnh Chiết Giang, giáp Thượng Hải và Giang Tô. Quận có mạng lưới hệ thống kênh, song và hồ nước nước dày đặc và ngành vận tải biển phát triển tại quận này từ rất lâu đời. Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Jiashan được gọi là "Đất nước của một nghìn lò nung", bởi ngành công nghiệp sản xuât gốm cổ truyền ở quận hồi đó rất thịnh vượng và hầu hết gạch được sản xuất ở đây đều được cung cấp cho việc xây dựng và sửa chữa các cung điện hoàng gia. Ý tưởng hình khối của công trình từ đó được các kiến trúc sư bố trí theo hình vuông, lấy hình ảnh từ các lò gạch truyền thống địa phương. Ý tưởng này được các kiến trúc sư mô tả là một không gian "lò gạch" trừu tượng nhưng hiện đại, giúp có ý nghĩa hỗ trợ để mở rộng ranh giới xây dựng, cũng như làm mờ ranh giới giữa bên trong và bên ngoài, sự cởi mở và riêng tư.

 

Không gian tiểu cảnh phía trước công trình

 

Tượng trang trí tiểu cảnh khu vực sân trong

Ngôn ngữ kiến trúc tổng thể công trình có vẻ ngoài mượt mà và đơn giản, được bổ sung bởi các mảng tường lớn bằng đá phẳng, có tông màu sáng và được đặc trưng bởi sự tương phản kết cấu. Mặt tiền bên trong dựa trên các cấu trúc xếp chồng lên nhau của lò gạch và tạo thành các mặt cong màu đỏ gạch. Sự tương phản mạnh mẽ của mặt ngoài và mặt trong bao hàm ý tưởng rằng sự bất ngờ và ngoạn mục được ẩn trong một lớp vỏ trơn. Toàn bộ công trình kiến ​​trúc giống như một viên ngọc bích tự nhiên lộ ra vẻ sáng chói sau khi được xẻ ra. Nó cũng giống như một thành phố thu thập văn hóa và kho báu, mang âm hưởng của chủ đề thiết kế "Kho sách và Kho báu".

 

Không gian sân trong nhìn từ khu vực lối vào chính

Với diện tích lô đất hạn chế, đánh giá hiện trạng cho thấy dự án thiếu diện tích để có thể bố trí một địa điểm hoạt động công cộng ngoài trời có sức chứa lớn. Vị trí xây dựng công trình cũng nằm tiếp giáp với không gian cảnh quan đô thị mở, nhưng lại đang trong quy hoạch và đã bị hoãn thi công nhiều năm nay. Vì vậy, thay vì các ý tưởng thiết kế hướng ngoại, các kiến ​​trúc sư đã phải tìm tòi và lên ý tưởng cho các không gian kiến ​​trúc hướng nội để tập trung vào bên trong lô đất.

 

Không gian quảng trường trung tâm dành cho hoạt động cộng đồng

 

Nội thất không gian sảnh chính

Dựa trên điều kiện địa điểm xây dựng thực tế, các kiến ​​trúc sư đã lấy khoảng trống ở giữa làm cốt lõi, và kết hợp ba khối kiến ​​trúc xung quanh để tạo thành một quảng trường trung tâm ngoạn mục, đây cũng là giải pháp thiết kế hiệu quả tạo nên phần không gian thiên nhiên mở chuyển tiếp ánh sáng và khung cảnh thiên nhiên vào trong nội thất các khu vực tiền sảnh của từng phần không gian thư viện và trưng bày bảo tàng.

 

Nội thất không gian khu thư viện

 

Không gian dịch vụ ăn uống trong phân khu tiện ích

 

Nội thất không gian cầu thang

Với thiết bị trang trí và tiện ích, quy hoạch không gian quảng trường ấn tượng giúp tạo nên không gian nghỉ ngơi cho cộng đồng, đồng thời là không gian chuyển tiếp đóng vai trò kết nối giữa các phân khu bảo tàng và thư viện. Hơn nữa, không gian này còn được sử dụng cho nhiều hình thức hoạt động công cộng đa dạng như triển lãm ngoài trời, chợ sách.., thể hiện đầy đủ chức năng và hình ảnh của một “hội trường tri thức và phòng khách văn hóa” đô thị.

 

Không gian mở chuyển tiếp giữa khu bảo tàng và thư viện

Về tổ chức hình khối, 03 khối công trình được thiết kế bố trí tại các vị trí thích hợp theo chức năng tương ứng. Trong đó, phân khu Bảo tàng nằm ở góc đông nam và gần một ngã tư với một mặt tiền khép kín, cho thấy một hình ảnh sạch sẽ, gọn gàng và mang tính biểu tượng.

Phân khu Thư viện nằm ở phía bắc và quay mặt ra sông. Khối công trình được bố trí tối ưu về điều kiện vi khí hậu trong đó luôn có ánh sáng tự nhiên chiếu vào không gian nội thất ở phần cửa sổ phía bắc và hai bên. Cùng với phân khu Bảo tàng, phân khu Thư viện cũng được bố trí tách biệt với trục giao thông đô thị ồn ào. Với tòa nhà phân khu ở góc Tây Nam và gần với khu vực cảnh quan đô thị mở, công trình được thiết kế tổ chức các công trình phụ trợ dùng chung cho bảo tàng và thư viện, bao gồm giảng đường, khu ăn uống bình dân, v.v.

 

Nội thất không gian giải lao càfe

Về hiện vật trưng bày, theo thiết kế, công trình sẽ là nơi trưng bày bộ sưu tập các hiện vật văn hóa lịch sử của khu vực và tỉnh Chiết Giang, bao gồm hiện vật lịch sử và hiện đại. Bộ sưu tập hiện vật lịch sử bao gồm rất nhiều các hiện vật có giá trị như Bộ sưu tập hiện vật ngọc quý với nhiều viên ngọc cổ nổi tiếng, có kích thước trung bình và cực lớn. Bộ sưu tập các đồ điêu khắc bằng đồng và bằng gốm đất nung, bộ sưu tập tranh vẽ cổ.

 

Phòng trưng bày hiện vật tranh đương đại

 

Hiện vật điêu khắc đương đại trưng bày tại bảo tàng

 

Hiện vật đồ tạo tác bằng đồng cổ trưng bày tại bảo tàng

Cùng với đó, bộ sưu tập hiện vật hiện đại cũng trưng bày rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật ở nhiều thể loại tranh vẽ, gốm, sắt..., thể hiện của các họa sỹ nổi tiếng trong nước.

Nguyễn Hải Vân

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

  • 28/05/2019 10:54
  • 6821

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou (Centre national d’art et de culture Georges-Pompidou Musee hay Centre Georges-Pompidou) là một trung tâm văn hóa và bảo tàng lớn nằm ở khu Beaubourg thuộc quận 4, Paris, Pháp. Khánh thành năm 1977, công trình này là một dự án của tổng thống Pháp - Georges Pompidou nhằm tạo ra một trung tâm bảo tàng văn hóa và nghệ thuật đương đại mới ở trung tâm Paris vốn nổi tiếng với các công trình kiến trúc và bảo tàng nghệ thuật cổ điển. Trong nhiều năm, Bảo tàng Georges Pompidou được xem là một hiện tượng, được nhiều nhà phê bình kiến trúc - nghệ thuật, sự hồi tưởng và hồi sinh “sống động” kiến trúc công nghiệp đã từng phát triển rực rỡ tại Châu Âu thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ đầu thế kỷ 20.

Bài viết khác

Bảo tàng thời kỳ đồ đồng Bao Kị (Trung Quốc)

Bảo tàng thời kỳ đồ đồng Bao Kị (Trung Quốc)

  • 25/02/2021 12:17
  • 2219

Vùng đất Bao Kị (Baoji) tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) là quê hương tổ tiên đầu tiên nhà Chu và nhà Tần - các triều đại phong kiến nổi tiếng Trung Hoa, là địa điểm danh lam thắng cảnh lịch sử và khu nghỉ mát nổi tiếng hiện nay. Các nhà thiết kế quyết định lấy văn hóa vùng gốc của địa danh dân tộc Trung Hoa, điều kiện địa phương, phong tục xã hội và môi trường sinh thái làm điểm khởi đầu cho sự sáng tạo công trình Bảo tàng cấp quốc gia về thời kỳ đồ đồng Bao Kị - Baoji Bronzeware Museum. Trong đó, thiết kế có trọng tâm làm nổi bật toàn bộ quá trình hình thành phát triển văn hóa lịch sử của vùng đất, làm cơ sở vững chắc, tiền đề mới trong việc tuyên truyền, quảng bá và xây dựng văn hóa bản sắc Trung Quốc.