Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan (National Museum of Taiwan History) là bảo tàng quy mô lớn cấp quốc gia ở Quận Annan. Công trình được xây dựng và khánh thành vào năm 2011 sau 12 năm chuẩn bị để giới thiệu một cách rõ nét lịch sử văn hóa dân tộc đảo Đài Loan. Với ngôn ngữ kiến trúc mới, tôn trọng tự nhiên, đây là công trình bảo tàng lịch sử quốc gia được đánh giá là có sự giao thoa hòa quyện giữa kiến trúc với văn hóa lịch sử tự nhiên.
Sự đối thoại đa dạng giữa kiến trúc với văn hóa lịch sử tự nhiên
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan có vị trí xây dựng nằm bên cạnh đầm phá Tai Giang với nhiều ý nghĩa lịch sử. Kể từ Thế kỷ 17, khu đầm phá Tai Giang đã từng đóng vai trò như một thương cảng thu hút các thương nhân từ cả phía đông và phía tây, nhưng về sau bị mai một do những biến động của chính trị và lịch sử.
Khu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan được thành lập và xây dựng tại đây nằm trong một ngụ ý để mang đến cho du khách cảm giác về sự biến đổi của biển thành đất liền và phát triển thịnh vượng theo thời gian.
Mặt đứng chính phía trước bảo tàng
Lối vào chính của công trình trung tâm
Cảnh quan tổng thể công trình vào mùa xuân
Về không gian cảnh quan, bao quanh bảo tàng là rất nhiều các không gian sinh thái, trưng bày ngoài trời với rất nhiều tác phẩm nghệ thuật công cộng, bao gồm cả tác phẩm sắp đặt di chuyển lớn được làm từ mái chèo, tượng trưng cho tinh thần và khát vọng của những tiền nhân khai phá ra xứ sở Đài Loan. Ngoài ra, Cây Lễ Tạ ơn luôn sáng và nhấp nháy với bề ngoài bằng thép không gỉ là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hiện đại tạo thành điểm nhấn. Tại các không gian ngoài trời này, rất nhiều các sự kiện văn hóa và trưng bày nghệ thuật ngoài trời đã được tổ chức cho phép du khách khám phá một kho báu lịch sử tự nhiên, con người Đài Loan.
Hệ động thực vật tự nhiên được gìn giữ và phát triển
Công trình với ánh sáng trang trí về đêm
Phương án thiết kế quy hoạch công trình được xem là tiểu biểu cho sự đối thoại đa dạng giữa kiến trúc và văn hóa lịch sử. Bốn hình ảnh tiêu biểu liên quan đến Đài Loan là thuyền buồm, dải bờ biển cát, văn hóa truyền thống, và thiên nhiên tự nhiên - là những chủ đề chất liệu ngụ ý khởi nguồn và truyền cảm hứng trong phương án thiết kế kiến trúc cảnh quan hình khối công trình.
Khu vực ao đầm tự nhiên được quy hoạch bảo tồn nguyên trạng ở phía trước bảo tàng tượng trưng cho hình ảnh Eo biển Đài Loan. Sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái của Đài Loan và các đảo ngoài khơi của nó đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các thế hệ khác nhau. Hơn 10 ha nước và đất xanh của Công viên Lịch sử Đài Loan để xây dựng các hồ duy trì và một môi trường sinh thái hoàn chỉnh. Việc tổ chức các cảnh quan khác nhau và kèm theo đó là nuôi dựng các hệ động thực vật bản địa Đài Loan sẽ tạo ra một ảnh quan ấn tượng cho khác tham quan bảo tàng. Một môi trường sống đa dạng sinh học tự nhiên được duy trì nhằm thu hút nhiều loài côn trùng và các loài chim cư trú và di cư. Phong cảnh thiên nhiên khác nhau có thể được quan sát theo các mùa khác nhau. Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, bướm và chuồn chuồn hoạt động. Bướm công và bướm báo thông thường có thể được nhìn thấy trong các khu vực tiểu cảnh khác nhau của bảo tàng.
Không gian hồ nước phía trước bảo tàng
Không gian sân khấu nước phía trên cũng thu thu hút sự ngạc nhiên và phấn khích mô phỏng hình ảnh lưng gù của một con cá voi khổng lồ, thường hay xuất hiện trên bờ biển phía tây nam của Đài Loan. Ý tưởng thiết kế bắt nguồn từ hình ảnh của dải cát ven biển Cameron. Đây là một loạt các dải đồi cát ven theo bờ biển phía tây ban đầu của Đài Loan được hình thành bởi các đầm phá. Những người nhập cư sớm băng qua Mương Đen đến Đài Loan đã đặt tên cho họ là "Kunshen" theo ấn tượng đầu tiên của họ về đảo Đài Loan. Thủ pháp tổ chức quy hoạch khu sân khấu nước thành khu nghệ thuật công cộng nhấn mạnh hình ảnh hòn đảo thịnh vượng lơ lửng giữa bầu trời và biển, thu hút trí tưởng tượng của du khách và cho phép du khách trải nghiệm cảnh quan đa dạng và phong phú của Đài Loan.
Bức tường trên mây chào đón mọi khách tham quan bảo tàng phản ánh bầu trời tráng lệ và biểu thị một tương lai tươi sáng đầy hy vọng. Bức tường trên mây được thiết kế và xây dựng thông qua sự tài trợ của Cục Năng lượng, Bộ Kinh tế. Đây không chỉ là một trong những máy phát điện quang cổ điển của Đài Loan mà còn là một hình ảnh mang tính biểu tượng của bảo tàng. Bức tường trên mây được tạo thành từ 1.755 tấm, bao gồm 1.350 tấm pin mặt trời và 405 mảnh kính được viết chữ "Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan" với kích thước khổng lồ cực lớn. Bức tường trên mây không chỉ tượng trưng cho sự vượt biển của các bậc tiền nhân nơi đây, mà còn là một thiết bị phát điện thân thiện với môi trường tạo ra sức mạnh về một tổ hợp công trình kiến trúc xanh cho bảo tàng.
Hình khối công trình từ hướng trục đường chính
Không gian sảnh chính công trình
Không gian sân lễ hội phía bên cánh của bảo tàng
Về công trình, bảo tàng bao gồm 02 khối chính gồm: Tòa nhà Triển lãm - Giáo dục và Tòa nhà Hành chính - Trưng bày được thiết kế liên hoàn chặt chẽ theo mô típ nhà truyền thống dân tộc Hán, kiến trúc sàn đá và bản địa.
Tòa nhà hành chính - trưng bày có kiến trúc mặt ngoài là sự tổ hợp các cấu kiện mô phỏng cấu trúc bia đá với các cột của các ngôi nhà sàn bản địa. Một ấn tượng về "sự trống rỗng" được tạo ra với các cửa sổ bằng thép và quy mô kích thước lớn trong các không gian văn phòng tạo nên những ấn tượng về "sự viên mãn”. Sự căng thẳng giữa sự trống rỗng và viên mãn cũng được tạo ra bởi thủ pháp tổ chức các vật liệu trang trí nội thất với kính và thép ở bên ngoài cùng đá trắng và gạch nung tự nhiên trong nội thất giúp tạo ra một cuộc đối thoại giữa hai phần hữu cơ của cùng một không gian. Thêm vào đó, sự tương tác bổ sung giữa ánh sáng và bóng tối của các khung cửa sổ làm cho các cấu trúc kiến trúc công trình trở nên rất sống động. Đây cũng là lần đầu tiên một dự án xây dựng ở Đài Loan đã kết hợp một bức tường chịu lực, cột thép gia cố và các cấu trúc dự ứng lực và ba chiều.
Không gian khu hành lang cầu thép
Chi tiết mặt sau công trình
Chi tiết khối cấu trúc cầu thang ngoài nhà
Trái ngược với sự viên mãn và bay bổng, kiến trúc của Tòa nhà Triển lãm và Giáo dục dựa trên khái niệm về cấu trúc gạch đỏ truyền thống với một cơ sở kết hợp các cột của nhà sàn bản địa. Không gian trung tâm được tổ chức ở phía trên tầng hai để tạo cảm giác rộng mở. Các không gian xa hơn kết nối trực tiếp với bên ngoài theo mỗi tầng để làm nổi bật cuộc đối thoại hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên. Tòa nhà Triển lãm và Giáo dục được thiết kế với cấu trúc kết cấu thép - bê tông dự ứng lực và ba chiều. Công trình cũng đánh dấu một bước đột phá lớn trong công nghệ xây dựng của các bảo tàng Đài Loan.
Cuộc đối thoại giữa hiện vật và văn hoá tự nhiên.
Cùng trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan, du khách sẽ cùng lúc được chiêm ngưỡng đồng thời 02 hình thức trưng bày là nghệ thuật công cộng - thiên nhiên tự nhiên và hiện vật trưng bày trong nhà.
Nội thất không gian sảnh thông tầng trung tâm
Nội thất khu trưng bày tượng tôn giáo truyền thống
Khu trưng bày nghệ thuật công cộng ngoài trời tại bảo tàng là nơi kể một câu chuyện về lịch sử của Đài Loan. Lịch sử của Đài Loan không chỉ bao gồm các chương - hồi - giai đoạn hình thành và phát triển trong quá khứ, mà bao gồm một cuộc đối thoại kỳ thú giữa quá khứ và hiện tại, giữa cá nhân và nhóm, giữa văn hóa và tự nhiên. Trên cơ sở đó, dòng trưng bày nghệ thuật công cộng trong bảo tàng bắt đầu từ Đài Loan vào thời cổ đại, Đài Loan ở thời hiện đại, Đài Loan ở hiện tại đến Đài Loan trong tương lai và cuối cùng quay trở lại Đài Loan vào thời cổ đại, chứng minh rằng lịch sử Đài Loan là một hành động giải thích liên tục và một chu kỳ bất tận.
Lễ hội truyền thống tổ chức trong không gian trưng bày của bảo tàng
Hoạt cảnh đường phố cũ phục dựng trưng bày bên trong bảo tàng
Hoạt cảnh phục dựng lễ cúng truyền thống
Hoạt cảnh thương mại phục dựng bên trong bảo tàng
Một câu chuyện kể về lịch sử Đài Loan được thể hiện bằng ba tác phẩm nghệ thuật gồm Thuyền buồm đến vùng đất mơ ước, Sự hài hòa, và Nguồn gốc của Đài Loan - hòn đảo của tương lai.
Với tác phẩm trưng bày Thuyền buồm đến giấc mơ là một trong những tác phẩm nghệ thuật công cộng quan trọng, nằm gần bãi đậu xe của đường Changhe. Được làm từ thép và với cấu trúc cơ khí và động cơ, các hình ảnh mái chèo khổng lồ này minh họa hình tượng câu chuyện nhiều người cùng hợp tác chèo thuyền để vượt biển tìm ra vùng đất đảo mới. Ngoài ra, tác phẩm còn hiển thị hình ảnh của một con chim bay, cho thấy sự hy vọng của những người nhập cư sớm. Tác phẩm nghệ thuật công cộng này cũng khơi dậy trí tưởng tượng của du khách về sự can đảm của những người nhập cư sớm đến Đài Loan trong việc theo đuổi tự do của họ và nắm lấy các khả năng trong tương lai.
Mô hình thuyền cổ trưng bày tại bảo tàng
Mô hình nhà gỗ thời kỳ đầu thế kỷ 20
Tác phẩm "Hòa hợp - Harmony" là một tác phẩm điêu khắc giống như quả bóng bằng thép không gỉ, nằm trên đường đến bảo tàng. Với các họa tiết hoa được khắc bằng tia laser, hình ảnh hoa "Hài hòa" tượng trưng cho sự hợp nhất của các nền văn hóa và chủng tộc ở Đài Loan. Ở trung tâm của quả bóng hoa là một hình ngũ giác, với mỗi mặt được nối với một hình lục giác với các mô típ hoa văn hình học. Ở trung tâm của hình ngũ giác là một con bướm đuôi rộng và một hình ảnh cây quế bản địa. Là một biểu tượng của các nhóm dân tộc khác nhau, hình tượng bướm cánh đuôi rộng được kết nối với năm loại hoa. Gồm huệ Đài Loan, đỗ quyên Đài Loan, anh đào Đài Loan, hoa lan bướm và hoa dâm bụt Đài Loan. Việc chế tác được hình thành ý tưởng dựa trên nghệ thuật khắc giấy truyền thống, sử dụng các mô hình rỗng được ghép vào quả bóng. Bên trong quả bóng là một hệ thống chiếu sáng. Hệ thống chiếu sáng bật vào ban đêm, làm cho tác phẩm nghệ thuật công cộng này trở thành một chiếc đèn lồng tỏa sáng.
Không gian nội thất phòng trưng bày chuyên đề bên trong bảo tàng
Mô hình nhà cũ trưng bày bên trong bảo tàng
Hiện vật tượng gỗ trưng bày tại bảo tàng
Tác phẩm Nguồn gốc của Đài Loan - hòn đảo của tương lai dựa trên hình ảnh vệ tinh hiện tại của Đài Loan, cấu trúc địa lý của phong cảnh Đài Loan được thêm vào bằng đồ họa máy tính. Tác phẩm nghệ thuật công cộng này cố gắng thể hiện một hình ảnh của Đài Loan ở dạng nguyên bản và chưa phát triển. Hình ảnh kỹ thuật số được ghi dấu bằng công nghệ cao trên các mảng gạch thạch anh. Nằm trên quảng trường ở phía tây của Bảo tàng, công trình công cộng này không chỉ đại diện cho lịch sử mà còn đặt ra một câu hỏi về thực tế, thể hiện sự phản ánh nền văn minh phát triển công nghiệp và thành phố, quảng bá Đài Loan như một hòn đảo công nghệ xanh, thể hiện hy vọng Đài Loan có thể trở lại trạng thái tự nhiên và thuần khiết.
Hiện vật đồ gốm trưng bày tại bảo tàng
Hiện vật đồ đồng trưng bày tại bảo tàng
Hiện vật tượng đồng cổ trưng bày tại bảo tàng
Khách tham quan hiện vật bản đồ cổ trưng bày tại bảo tàng
Về hiện vật trưng bày cố định trong nhà, bảo tàng chứa hơn 100.000 hiện vật trải dài ở nhiều mảng và giai đoạn khác nhau. Có rất nhiều bộ sưu tập quý giá về tranh truyền thống, đồ đồng, đồ gốm… có niên đại hàng nghìn năm, được phát hiện và thu thập trong các cuộc khai quật tại chỗ cũng như được thu mua sưu tầm trên thế giới, một số hiện vật được cho là cực hiếm và có giá trị được trưng bày tại bảo tàng. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan được dành riêng để bảo tồn di sản lịch sử và văn hóa của Đài Loan. Thông qua nghiên cứu, triển lãm, xuất bản và số hóa các tài nguyên phong phú đó, hệ thống các hiện vật đồ sộ này đã được chia sẻ với mọi người ở nơi công cộng./.
Nguyễn Thị Hải Vân