Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

17/01/2020 10:45 2728
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Bảo tàng dân tộc học Lương - Liyang Museum có vị trí xây dựng ở góc Đông nam của Công viên Hồ An (thành phố Thường Châu, Trung Quốc) trong một khu vực đô thị mới phát triển, là được xây dựng với ý tưởng góp phần tạo nên một điểm kết nối một không gian công cộng đô thị với thiên nhiên - cảnh quan đô thị mới thời kỳ hội nhập và phát triển. Khởi nguồn cho ý tưởng thiết kế công trình là hình ảnh về địa hình tự nhiên trùng điệp của địa phương, xen kẽ với những dòng nước quanh co uốn lượn. Sự kết hợp hoàn hảo của địa hình và cảnh quan tự nhiên với các giá trị văn hóa đặc sắc đã tạo nên nét đặc trưng thơ mộng và lãng mạn riêng của đời sống con người nơi đây.

 

Tổng thể khuôn viên khu vực bảo tàng
 

Phối cảnh công trình trong tổng thể đô thị về đêm

 

Góc nhìn công trình từ phía hồ nước hướng Tây

Hình khối hình học uốn lượn của công trình cũng mô phỏng hình ảnh chiếc đàn gõ Triệu Huệ Quân (Jiaoweiqin) truyền thống Trung Hoa, là một trong những biểu tượng văn hóa của người dân tộc Lương. Theo một cuốn thư tịch cổ thời nhà Hán, có đề cập đến câu chuyện về sự ra đời của loại nhạc cụ truyền thống Triệu Huệ Quân (Jiaoweiqin). Câu chuyện kể về một nhạc sỹ cổ đại nổi tiếng thời Chiến Quốc là Vương Khải trên đường hành khất gặp một người đàn ông đang đốt gỗ bạch tùng để làm bữa tối. Vương Khải đi ngang qua và nghe thấy tiếng gỗ nứt trong lửa. Với đôi tai của một nhạc sỹ xuất chúng, ông ngay lập tức nhận ra đó là một mảnh gỗ biết hát và nói với người đàn ông đốt lò để lấy miếng gỗ ra. Sau đó, từ mảnh gỗ đang cháy giở, ông đã chế tác được loại nhạc cụ truyền thống Triệu Huệ Quân (Jiaoweiqin) với nét âm thanh tuyệt đẹp khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Chính cái tên Triệu Huệ Quân (Jiaoweiqin) được đặt theo đặc điểm do phần cuối của miếng gỗ đã bị đốt cháy xém. Kiến trúc sư thiết kế đã sử dụng các chất liệu tạo hình từ đặc điểm địa hình tự nhiên và đồ tạo tác nhạc cụ truyền thống để thông qua ngôn ngữ tạo hình kiến trúc truyền tải một ý niệm về sợi dây kết nối giữa truyền thống cổ đại với tương lai hiện đại.

 

Không gian khu vực sảnh chính công trình

 

Mặt đứng phía đông nam công trình

 

Mặt đứng công trình hướng Tây

 

Mặt đứng công trình hướng Bắc

 

Mặt đứng phía Tây Bắc công trình

Theo quan điểm phương Đông, kiến ​​trúc được coi là một phần của toàn bộ thiên nhiên chứa cả không gian bên trong và bên ngoài; một không gian kết nối con người, trái đất và vũ trụ. Kiến trúc sư thiết kế đã xem xét mối quan hệ giữa giai điệu và thiên nhiên, cũng như mối tương tác tương hỗ giữa con người và kiến ​​trúc, mang đến một hình ảnh công trình kiến trúc bảo tàng cấp quốc gia thơ mộng về văn hóa và cảm giác cuộc sống. Khái niệm thiết kế chứa 3 triết lý lớn trong tinh hoa văn hóa phương Đông là: KEJING (trực quan hóa & phối cảnh), XUANGE (treo & hát), LIUZHUANG (dòng chảy), nó giúp hòa quyện các hình khối hình học nguyên sinh để tạo nên một tổ hợp không gian vừa tĩnh vừa đồng, vừa chuyển hóa, vừa đồng nhất.

 

Sơ đồ tổng thể khuôn viên bảo tàng

 

Tổng thể công trình góc nhìn từ trục đường chính

 

Cầu dẫn bộ hành khu vực mặt đứng phía Tây Nam công trình

 

Chi tiết lối cầu bộ hành mô phỏng kiến trúc cầu truyền thống

 

Chi tiết lối vào sảnh chính công trình

Thiết kế của bảo tàng là sự nhấn mạnh vào khả năng tiếp cận các tòa nhà và kết hợp nhiều khái niệm giữa kiến trúc và tạo hình. Về tổng thể, nhìn từ xa, công trình có hình dáng như một khối kiến trúc nằm trên đồi cao. Tuy nhiên, trên thực tế, phần đồi phía dưới là không gian sử dụng phần dưới của bảo tàng. Hình dạng của công trình giúp hòa nhập công trình kiến trúc với cảnh quan đô thị và thiên nhiên ở xung quanh. Khu vực không gian quảng trường phía trước cũng đóng vai trò dẫn hướng lối vào chính ở phía tây nam. Giải pháp quy hoạch tổng thể công trình bên cạnh một hồ nước rộng cũng cho phép tạo nên nhiều góc nhìn ấn tượng trong cảnh quan đô thị.  

 

Công trình hòa nhập với kiểu kiến trúc đô thị mới

 

Góc nhìn công trình từ hồ nước hướng Đông

 

Hệ thống các ban công và cửa lấy sáng trên mái công trình

 

Không gian sân trong với giếng trời trung tâm

 

Chi tiết cấu tạo khu vực giếng trời

Phần phía dưới công trình được tạo hình theo hình ảnh các ngọn đồi, với các thảm cỏ xanh mướt mắt phủ kín. Có 4 không gian chính được bố trí ở phần phía dưới gồm khu vực sảnh chính, không gian sân trong và giếng trời trung tâm, không gian trưng bày cố định và khu vực sảnh - khu hậu cần dịch vụ phụ trợ. Từ sảnh chính của bảo tàng, du khách có thể di chuyến đến nhiều phần không gian trưng bày và phụ trợ công trình cũng như một khu vực sân trong ấn tượng với các giá trị tự nhiên, vi khí hậu riêng. Phần trên cùng của bảo tàng là khối kiến ​​trúc nổi uốn lượn với lớp vỏ ngoài bằng vật liệu công nghệ cao mầu nâu đậm, có các nét uốn lượn mợt mà. Khu vực không gian phía trên được tổ chức thành các phòng triển lãm "hiện tại, quá khứ và tương lai".

 

Toàn bộ khu vực sân trong bên dưới khối công trình nổi

 

Mặt đứng công trình hướng Đông Nam

 

Nơi vui chơi của người dân đô thị

 

Hình khối công trình hòa nhập với cảnh quan chung của khu vực hồ nước

Với ý tưởng thiết kế độc đáo, kiến trúc sư cũng mong muốn sau khi hoàn thành công trình sẽ trở thành một điểm gặp gỡ giao lưu chính cho cư dân khu vực và cả thành phố Thường Châu. Vào ban đêm, với hệ thống ánh sáng trang trí hiện đại, công trình lung linh như một giọt nước khoáng trong vắt với các khung cửa sổ mở để lan tỏa ánh sáng ra khắp bầu trời, thu hút sự chú ý của mọi người.

Bảo tàng được xây dựng để trưng bày toàn bộ các nét văn hóa đặc trưng từ đồ gia dụng gốm sứ, đồ hoàng gia bằng đồng bằng vàng cho đến các bức tranh thủy mặc độc bản cổ đại. Các hiện vật này về cơ bản đều là những tác phẩm hiện vật cực quý có niên đại trên 1000 năm tuổi được thu thập qua nhiều giai đoạn - thời kỳ lịch sử, đặc biệt là sau các dự án khai quật khảo cổ học lớn tại Thường Châu năm 2000 - 2010. Bên cạnh đó, nhiều hiện vật rất quý cũng là những bảo vật được chính phủ Trung Quốc mua lại từ các cuộc đấu giá lớn tại các cuộc đấu giá quốc tế trong thời gian vừa qua theo chính sách quốc gia về thu thập và sưu tập lại các báu vật văn hóa Trung Quốc bị lưu lạc trên toàn thế giới do Bộ Văn hóa Trung Quốc chủ trì và khởi xướng.

Chính vì thế, rất nhiều khách tham quan phải trầm trồ trước hệ thống các hiện vật đồ sộ và đặc sắc được trưng bày tại bảo tàng.

 

Đồ tạo tác bằng đồng 1000 năm tuổi trưng bày tại bảo tàng

 

Hiện vật đồ sứ cổ  nổi tiếng có tên gọi 7 ngôi sao trưng bày tại bảo tàng

Hiện vật đồ trang sức hoàng gia bằng vàng trưng bày tại bảo tàng 

 

Hiện vật gốm đỏ thời nhà Lương trưng bày tại bảo tàng

Nguyễn Hải Vân

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

  • 28/05/2019 10:54
  • 7327

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou (Centre national d’art et de culture Georges-Pompidou Musee hay Centre Georges-Pompidou) là một trung tâm văn hóa và bảo tàng lớn nằm ở khu Beaubourg thuộc quận 4, Paris, Pháp. Khánh thành năm 1977, công trình này là một dự án của tổng thống Pháp - Georges Pompidou nhằm tạo ra một trung tâm bảo tàng văn hóa và nghệ thuật đương đại mới ở trung tâm Paris vốn nổi tiếng với các công trình kiến trúc và bảo tàng nghệ thuật cổ điển. Trong nhiều năm, Bảo tàng Georges Pompidou được xem là một hiện tượng, được nhiều nhà phê bình kiến trúc - nghệ thuật, sự hồi tưởng và hồi sinh “sống động” kiến trúc công nghiệp đã từng phát triển rực rỡ tại Châu Âu thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ đầu thế kỷ 20.

Bài viết khác

Bảo tàng Quai Branly – Nơi tôn vinh văn hóa Mỹ, Á, Phi giữa dòng Châu Âu hoa lệ

Bảo tàng Quai Branly – Nơi tôn vinh văn hóa Mỹ, Á, Phi giữa dòng Châu Âu hoa lệ

  • 30/12/2019 10:02
  • 3117

Ngoài tháp Elfel nổi tiếng, thành phố Paris hoa lệ luôn được biết đến là nơi có các công trình bảo tàng đặc sắc nhất thế giới. Thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia Pháp, Bảo tàng Quai Branly (tiếng Pháp: Musée du quai Branly) là một bảo tàng về văn minh châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương nằm ở quận 7 thành phố Paris (CH Pháp). Được thiết kế bởi KTS gạo cội tài danh Jean Nouvel, cùng với các công trình bảo tàng ấn tượng khác của thành phố Paris, với bộ sưu tập rất đặc trưng Quai Branly trở thành khối cấu trúc hiện đại - nơi tôn vinh các giá trị văn hóa châu Á, Mỹ, Phi giữa lòng Châu Âu hoa lệ.