Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

30/12/2019 10:02 3117
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngoài tháp Elfel nổi tiếng, thành phố Paris hoa lệ luôn được biết đến là nơi có các công trình bảo tàng đặc sắc nhất thế giới. Thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia Pháp, Bảo tàng Quai Branly (tiếng Pháp: Musée du quai Branly) là một bảo tàng về văn minh châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương nằm ở quận 7 thành phố Paris (CH Pháp). Được thiết kế bởi KTS gạo cội tài danh Jean Nouvel, cùng với các công trình bảo tàng ấn tượng khác của thành phố Paris, với bộ sưu tập rất đặc trưng Quai Branly trở thành khối cấu trúc hiện đại - nơi tôn vinh các giá trị văn hóa châu Á, Mỹ, Phi giữa lòng Châu Âu hoa lệ.

 

Tổng thể công trình trong cảnh quan khu trung tâm thành phố Paris

MỘT BẢO TÀNG CẤP QUỐC GIA VỚI KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO

Nằm ở khu vực trung tâm các bảo tàng, gần Branly còn có bảo tàng Louvre, Orsay, Grand Palais, Petit Palais, Palais de Tokyo và Bảo tàng nghệ thuật hiện đại của thành phố Paris. Công trình do kiến trúc sư Jean Nouvel thiết kế theo yêu cầu của tổng thống Jacques Chirac, Bảo tàng Quai Branly là một trung tâm đa chức năng, bao gồm cả các hoạt động giáo dục và nghiên cứu.

 

Tổng thể công trình với cây xanh phủ kín trong khuôn viên

 

Phối cảnh tổng thể công trình

 

Công trình trang trí với ánh sáng về đêm

Dự án xây dựng được bắt đầu hình thành vào đầu những năm 1990, khi Jacques Kerchache - một nhà sưu tập đặc biệt về nghệ thuật châu Phi muốn đưa các tác phẩm “arts premiers” vào bảo tàng Louvre. Thuật ngữ “arts premiers” do chính Jacques Kerchache nghĩ ra để chỉ các tác phẩm truyền thống và nguyên thủy. Vào năm 1990, Jacques Kerchache đã có một bài trên báo Libération về chủ đề này. Cũng năm đó, Jacques Kerchache gặp ông Jacques Chirac, khi đó đang là thị trưởng Paris, và ông Jacques Chirac đã thích thú, chú ý đến các tác phẩm “arts premiers”. Tới năm 1995, Jacques Chirac sau khi đắc cử và trở thành Tổng thống Pháp, đích thân ông đã đề nghị bảo tàng Louvre mở một không gian cho “arts premiers”. Tuy nhiên, bất ngờ lớn một năm sau đó, tổng thống Jacques Chirac tuyên bố chính thức thông báo dự án lập một bảo tàng mới. Ban đầu, ý tưởng trên bị phản đối kịch liệt, đặc biệt từ phía các nhân viên của Bảo tàng Con người (Musée de l'Homme), thậm chí đã đình công vào năm 1999 chống lại việc chia sẻ bộ sưu tập của bảo tàng này.

 

Mặt đứng công trình khối trưng bày trung tâm với mầu sắc và hình khối đặc trưng

 

Mặt bên công trình phủ kín cây xanh

Dù vậy, công việc xây dựng bảo tàng mới vẫn tiếp tục. Cuộc thi kiến trúc được mở vào năm 1999 đã chỉ định kiến trúc sư nổi tiếng Jean Nouvel sẽ thiết kế công trình. Tới ngày 20 tháng 6 năm 2006, bảo tàng được tổng thống Jacques Chirac khánh thành cùng sự tham dự của một số nhân vật quan trọng: Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cùng các Thủ tướng, cựu Thủ tướng Dominique de Villepin, Lionel Jospin, Jean - Pierre Raffarin. Ngay sau khi hoàn thành, bảo tàng Quai Branly mang quy chế như một cơ quan hành chính cấp quốc gia trực thuộc trung ương, chịu sự quản lý của ba bộ: Văn hóa, Giáo dục và Ủy ban Nghiên cứu. Từ ngày 23 tháng 6 năm 2006, Bảo tàng Quai Branly mở cửa cho công chúng.

 

Không gian cây xanh khu vực sân trong phía trước khối trưng bày chính

 

Khối phụ trợ bên cánh công trình

Dự án ban đầu dành 7,500 mét vuông trên diện tích trên 25.000 mét vuông  để xây dựng khối bảo tàng trung tâm.  Tuy nhiên, trong giai đoạn thiết kế ý tưởng, Kiến trúc sư Jean Nouvel - chủ trì thiết kế kiến trúc, đã gia tăng diện tích lên thành 17.500 mét vuông. Các không gian cảnh quan vườn ngoài trời cũng được thiết kế bởi kiến trúc sư phong cảnh nổi tiếng Gilles Clément với kiểu ngôn ngữ thiết kế tự do hoàn toàn trái ngược với một khu vườn truyền thống phong cách Pháp. KTS cảnh quan đã phá bỏ các niêm luật cứng nhắc để khu vườn hoàn toàn không có hàng rào, không có bãi cỏ, không có cổng, không có cầu thang hoành tráng. Thay vào đó, KTS Clément đã sáng tác một bức tranh của những khu vườn nhỏ, với suối, ngọn đồi, hồ bơi, và các khu vườn, sử dụng các cây thực vật của Pháp và các cây trồng nhập khẩu quen với khí hậu Pari với các quả đồi bé, lối đi lát đá.

 

Bức tường kính nổi tiếng trang trí hàng rào mặt bên công trình

 

Các cấu trúc kính và thép đan xen cùng với mầu sắc tạo nên ngôn ngữ kiến trúc hiện đại - ấn tượng

Về kiến trúc công trình, KTS Jean Nouvel lại thiết kế công trình với hình khối kiến trúc hiện đại, ấn tượng đầy chất ngẫu hứng với vật liệu chính là kính và thép. Với tổng cộng diện tích sàn sử dụng lên tới 40.600 m², khối trưng bày trung tâm được phân chia thành bốn khối thành phần bao gồm: khối bảo tàng dài 200 mét với nhiều phòng được xây nhô ra bên như các chiếc hộp.

 

Cấu trúc cây cầu của khối công trình trung tâm

 

Đường dạo dưới chân công trình

Ngoài ra còn một phòng nghe nhạc, một phòng đọc, không gian triển lãm, nhà hàng cùng một vài phòng học. Khối Université gồm một cửa hàng sách, các văn phòng và xưởng nghệ thuật. Khối Branly dành cho hành chính, cao năm tầng. Và cuối cùng là khối nhà bảo quản các hiện vật.

 

Nội thất không gian phòng đọc cá nhân

 

Không gian lưu trữ tài liệu tham khảo trong khu vực thư viện tra cứu

 

Khu vực các phòng đọc cá nhân nhỏ

 

Khu vực in và tra cứu điện tử trong thư viện

 

Nội thất không gian phòng bán đồ lưu niệm

Với khối nhà triển lãm, KTS đã thiết kế có hình dáng mô phỏng hình tượng một cây cầu bắc qua sông, thể hiện ý tưởng về vai trò liên kết văn hóa của các châu lục khác với tâm điểm của châu Âu hoa lệ. Khối nhà được tổ hợp nằm trên các cột chống nặng 3.200 tấn với 500.000 bu lông. Tòa nhà năm tầng được che bởi bức tường có dây leo rộng 800 m². Và đặc biệt là mầu sơn đỏ đậm được bố trí dọc theo chiều dài làm nổi bật “lộng lẫy” phần khối công trình quan trọng nhất này.

BỘ SƯU TẬP TRƯNG BÀY VĂN HÓA MỸ, PHI GIỮA LÒNG CHÂU ÂU

Là một bảo tàng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật bản địa và các nền văn hoá của Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Mỹ, Bảo tàng sở hữu bộ sưu tập thường trú có 300.000 tác phẩm, 700.000 bức ảnh, 320.000 tài liệu, 10.000 nhạc cụ và 25.000 miếng vải tư liệu hoặc quần áo trang phục các quốc gia thuộc hàng quý hiếm. Khu vực bộ sưu tập chính thường xuyên cố định trưng bày với khoảng trên 3500 hiện vật, luân phiên thay đổi với nhau khoảng 500 hiện vật mỗi năm trong cả các cuộc triển lãm thường xuyên và có thời hạn. Trong đó, bảo tàng thu nhận và trưng bày trên 250.000 hiện vật từ bộ sưu tập dân tộc học của Bảo tàng Con người ở Palais de Chaillot và 25.000 hiện vật từ Bảo tàng quốc gia nghệ thuật châu Phi và châu Đại Dương năm ở cửa ô Porte Dorée (thành phố Paris).

 

Không gian trưng bày tượng châu Á

Hiện vật trưng bày tượng điêu khắc châu Á

Không gian trưng bày mặt nạ châu Á

 

Hiện vật tượng hiện đại châu Mỹ trưng bày tại bảo tàng

Về cách bài trí và tổ chức trưng bày, các bộ sưu tầm hiện vật được tổ chức không gian trưng bày phân chia theo địa lý về các nền văn minh châu Phi, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Ngoài các hiện vật lịch sử văn hóa, bảo tàng Quai Branly còn thể hiện trưng bày các hiện vật nhạc cụ, lịch sử, ngành dệt và nhiếp ảnh tạo nên một không gian trưng bày kết hợp giữa cách trưng bày truyền thống với phương thức đa phương tiện hiện đại. Khoảng không gian trưng bày chính rộng 4.750 m² với 150 màn hình, không vách ngăn.

 

Không gian sảnh trung tâm

 

Không gian trưng bày về thổ cẩm truyền thống châu Á

 

Hiện vật trưng bày mặt nạ đất nung châu Á

 

Không gian trưng bày hiện vật hình nộm và tượng châu Phi

Văn hóa và hiện vật địa phương được trưng bày kèm theo một bộ hướng dẫn âm thanh có sẵn để khách tham quan có thể truy cập kiến thức chuyên sâu trong khi tham quan hiện vật trưng bày. Có rất nhiều hiện vật tiêu biểu cho các nền văn minh có thể được chiêm ngưỡng tại đây như hiện vật bộ áo bào Jeogori nổi bật nhất của Hàn Quốc trong không gian triển lãm của châu Á, cùng với đó là các bộ trang phục đầy màu sắc, đồ tạo tác và đồ trang sức từ các nước châu Á.

 

Không gian trưng bày trang phục truyền thống châu Phi

Tượng bằng đá ở phía bắc đảo Sumatra ở Indonesia vào giữa thế kỷ 19 và trống đồng lớn màu xanh được tìm thấy ở Trung Quốc từ thế kỷ XII - VII đến thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Công nguyên như một di tích của Việt Nam. Nó được cho là đã được làm bằng khoảng 30.000 viên đá giữa thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên và thế kỷ 16 trước Công nguyên.

 

Tượng điêu khắc đá trưng bày tại bảo tàng

 

Hiện vật mặt nạ châu Mỹ trưng bày tại bảo tàng

 

Hiện vật trưng bày điêu khắc gỗ tại bảo tàng

Bộ sưu tập các bức tượng tượng trưng cho các hoàng đế được xây dựng theo niềm tin của họ ở Cộng hòa Benin ở phía Tây Phi. Đây là một di sản văn hoá được chia thành ý kiến về một di sản văn hoá mà Pháp đã chiếm lấy khi nó bị chi phối bởi các thuộc địa.

 

Khu vực trưng bày mỹ thuật châu Á

 

Tượng nhà mồ Tây Nguyên trưng bày tại bảo tàng

 

Không gian trưng bày hiện vật điêu khắc gỗ

Chính vì những đặc trưng rất thú vị từ kiến trúc cảnh quan đến hiện vật trưng bày đặc sắc nên tuy là một bảo tàng mới được mở cửa từ năm 2006 nhưng hàng năm bảo tàng luôn thu hút một số lượng lớn khách viếng thăm. Một tháng sau ngày mở cửa, bảo tàng đạt 151.000 lượt khách. Các tháng sau đó con số vào khoảng 125.000 lượt khách tham quan. Thật sự là vô cùng ấn tượng!

Nguyễn Hải Vân

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

  • 28/05/2019 10:54
  • 7327

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou (Centre national d’art et de culture Georges-Pompidou Musee hay Centre Georges-Pompidou) là một trung tâm văn hóa và bảo tàng lớn nằm ở khu Beaubourg thuộc quận 4, Paris, Pháp. Khánh thành năm 1977, công trình này là một dự án của tổng thống Pháp - Georges Pompidou nhằm tạo ra một trung tâm bảo tàng văn hóa và nghệ thuật đương đại mới ở trung tâm Paris vốn nổi tiếng với các công trình kiến trúc và bảo tàng nghệ thuật cổ điển. Trong nhiều năm, Bảo tàng Georges Pompidou được xem là một hiện tượng, được nhiều nhà phê bình kiến trúc - nghệ thuật, sự hồi tưởng và hồi sinh “sống động” kiến trúc công nghiệp đã từng phát triển rực rỡ tại Châu Âu thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ đầu thế kỷ 20.

Bài viết khác

Bảo tàng Quốc gia Vatican, nơi lưu giữ các báu vật vương quốc Thiên Chúa giáo

Bảo tàng Quốc gia Vatican, nơi lưu giữ các báu vật vương quốc Thiên Chúa giáo

  • 29/11/2019 17:11
  • 4177

Nhắc đến Vatican, mọi người đều biết đến là quốc gia Thiên Chúa giáo nằm lọt trong lòng thủ đô Roma (Italia). Tại đây, với quy mô rất lớn, nằm kề cạnh quảng trường thánh Peters nổi tiếng, Bảo tàng quốc gia Vatican (Museum of Vatican) được xem là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất của Vatican, nơi lưu giữ các thánh tích, báu vật của quốc gia Thiên Chúa giáo.