Đài Loan được biết đến như một quốc gia phát triển của khu vực Đông Á. Một mặt các yếu tố bản sắc văn hóa Trung Hoa truyền thống được lưu giữ đậm nét, nhưng mặt khác, các giá trị của đời sống và kiến trúc hiện đại cũng đang hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan. Nằm trong số các bảo tàng khoa học cấp quốc gia, Bảo tàng thời tiền sử Quốc gia Đài Loan - Taiwan National Museum of Prehistory được khánh thành tháng 12/2018 có thể xem là một minh chứng rõ nét về nét kiến trúc hiện đại được xây dựng và phát triển, trở thành cái nôi tôn vinh trưng bày các di sản thời tiền sử.
Tổng thể không gian khuôn viên bảo tàng
Khuôn viên bên ngoài công trình được bao bọc bởi nhiều cây xanh
Góc nhìn tổng thể công trình từ trục đường giao thông chính
Theo các tài liệu nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học, nằm trên khu vực thượng nguồn của sông Beinan, khu Công viên khoa học Nam Đài Loan được xem là khu vực cổ đại có nhiều dân tộc thời tiền sử định cư và sinh sống. Địa điểm này đã thu hút sự chú ý của các học giả Nhật Bản từ 100 năm trước do vô số các cột đá phiến khổng lồ hùng vĩ được tìm thấy ở đó. Tuy nhiên, mãi đến cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, 02 nhà khoa học Nhật Bản là Takeo Kanaseki và Naoichi Kokubu mới bắt tay vào cuộc khai quật quy mô nhỏ đầu tiên của địa điểm này. Tiếp đó, qua nhiều năm nghiên cứu và khai quật tại khu vực này, đã có rất nhiều hiện vật thuộc nhiều thể loại được phát lộ. Trong đó, nhiều hiện vật được đánh giá là có giá trị khoa học khảo cổ học rất lớn, với tuổi niên đại lên tới khoảng 5000 năm. Chính vì thế, công trình Bảo tàng thời tiền sử Quốc gia Đài Loan được xây dựng để trở thành nơi lưu giữ những kho tàng khảo cổ phong phú được phát hiện trong quá trình nghiên cứu khảo cổ học tại khu vực Công viên Khoa học Nam Đài Loan.
Chi tiết không gian lối vào bên của công trình
Chi tiết cấu trúc thép và kính chìa ra trên mặt tiền công trình đầy ngẫu hứng
Được xem là công trình bảo tàng khảo cổ quốc gia đầu tiên ở Đài Loan, Bảo tàng thời tiền sử Quốc gia Đài Loan (Taiwan National Museum of Prehistory) mới được khánh thành cuối năm 2018 vừa qua được xem là khu bảo tàng dành riêng cho việc bảo tồn và nghiên cứu văn hóa thời tiền sử và bản địa. Về tổng thể, khuôn viên bảo tàng gồm 02 phần chính là khối công trình trưng bày trung tâm và Công viên văn hóa Beinan. Có vị trí xây dựng trên khu đất đường số 3 Nanke (Quận Xinshi, Thành phố Đài Nam), với quy mô tổng diện tích công trình lên tới 187. 000 m2, sơ đồ kiến trúc tổng thể của bảo tàng dựa trên ý tưởng “Quay ngược chiều thời gian” để trở về thời kỳ tiền sử xa sưa. Cấu trúc của công trình cho phép tổ chức tuyến trưng bày liên tục theo suốt chiều dài tiến trình phát triển của lịch sử từ thời kỳ hiện đại hiện nay đến mốc thời gian hơn năm thiên niên kỷ trước, giới thiệu rõ ràng về sự phát triển tiền sử của thiên nhiên và văn hóa Đài Loan cũng như văn hóa thổ dân bản địa.
Các cửa sổ vách kính lớn lấy sáng từ khu vực sân trong cho các sảnh chính của công trình
Góc nội thất ấn tượng đầy ngẫu hứng bên trong công trình
Cấu trúc kính và thép thể hiện tính hiện đại bên trong nội thất công trình
Không gian hành lang trong nội thất công trình
Được thiết kế bởi kiến trúc sư bản địa Kris Yao, tổ hợp công trình bảo tàng nằm cạnh tuyến đường sắt cao tốc Đài Loan, nơi một chuyến tàu đi qua trung bình cứ sau vài phút. Vào những thời điểm như vậy, với cách tổ chức không gian kết nối từ công trình liên thông với tổng thể, các chuyến tàu như kề cận hòa nhập với toàn bộ khuôn viên công trình bảo tàng, nhưng là một chớp mắt trong 3,5 giây thoáng qua. Tận dụng mối tương quan về vị trí độc đáo với đường sắt tốc độ cao, thông qua cách tổ chức mặt bằng hình vuông, trước tiên, du khách sẽ được di chuyển qua một lối vào sảnh chính bằng kính vuông tăng dần ngang với các đoàn tàu đi qua, nơi họ có thể xem phương thức vận chuyển công nghệ cao, cực nhanh này cũng như tương lai cơ sở vật chất của công viên khoa học, cho họ thấy sự hiện đại và tương lai.
Chi tiết phù điêu trang trí tại sảnh tầng 3
Không gian lối vào tầng ngầm bố trí như một khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng
Hành lang khu trưng bày thời kỳ mới với ánh sáng và vật liệu trang trí hiện đại
Từ điểm thuận lợi này, du khách sau đó đi xuống theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, bắt đầu hành trình thám hiểm xuyên qua lịch sử, như thể tham gia vào một cuộc khai quật khảo cổ, cá nhân trải qua chuyển động và cảm nhận các nền văn minh khác nhau chiếm giữ vị trí này vào những thời điểm khác nhau trong quá khứ.
Về cơ bản, ý tưởng thiết kế tổ chức hình dạng tòa nhà theo hai trục giao cắt với nhau. Trục thứ nhất nằm dọc theo hướng bắc, là hướng tâm linh trong văn hóa tập tục an táng truyền thống cổ xưa, thể hiện ý niệm theo quan niệm truyền thống về quá khứ. Bên cạnh đó, trục còn lại nghiêng 19 ° từ trục chính, theo lưới thành phố ngày nay, là thể hiện dấu ấn của cuộc sống hiện đại ngày nay.
Các mặt tiền bên ngoài công trình được bao phủ chủ yếu bằng đá bazan với bề mặt vật liệu gồ ghề, và vào ban đêm, sự tương phản của ánh sáng mờ qua chúng tạo ra một sự tương phản bí ẩn, thơ mộng với sự kết hợp giữa kết cấu thô của đá và sư lung linh của ánh sáng chiếu có sử dụng kỹ thuật chiếu sáng công nghệ cao.
Chi tiết mặt tiền ốp đá nhám bên ngoài công trình
Không gian giếng trời lấy sáng bên trong công trình
Chi tiết các cấu trúc kính và thép hiện đại bố trí một cách ngẫu hứng trong hình khối công trình
Đằng sau ga xe lửa, không gian khu công viên văn hóa rộng 18 ha là công viên khảo cổ đầu tiên ở Đài Loan với khu vực trung tâm là tổ hợp đồng hồ mặt trời bằng đồng khổng lồ trên Quảng trường Mặt trời tạo ra một hình ảnh của văn hóa truyền thống và thời kỳ sơ sử - tiền sử. Bên cạnh các mảng không gian rộng đóng vai trò như các không gian trưng bày ngoài trời, trong khuôn viên còn bao gồm hệ thống các một đài phun nước âm nhạc, một mê cung cây xanh, và sân chơi trẻ em cũng như những khu vườn cảnh thiết kế theo lối truyền thống và hiện đại đan xen với nhau tuyệt đẹp. Chính vì thế, không chỉ là một nơi trưng bày bảo tàng đơn thuần, khuôn viên bảo tàng còn trở thành một trong những nơi được người dân và cộng đồng đến thăm và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa sinh hoạt cộng đồng.
Không gian sân lễ hội phía trước công trình
Tượng trang trí ngoài trời trưng bày trong khuôn viên bảo tàng
Các hoạt động vui chơi, sinh hoạt cộng đồng diễn ra thường xuyên trong khuôn viên bảo tàng
Hoạt động nghệ thuật tổ chức bên trong bảo tàng
Không gian khán phòng đa năng bên trong bảo tàng
Về trưng bày, các phòng được tổ chức theo các nhóm chủ đề trưng bày chính bao gồm: (1) - Lịch sử tự nhiên của Đài Loan; (2) - Lịch sử thời Tiền sử ở Đài Loan; (3) - Người bản địa Đài Loan, do các chuyên gia MET Studio (London, Anh Quốc) thực hiện, dẫn khách tham quan tìm hiểu toàn bộ các giá trị lịch sử tự nhiên Đài Loan.
Mô hình người tiền sử sinh sống tại khu vực bản địa trưng bày tại bảo tàng
Hiện vật đồ dùng bằng gỗ thời kỳ sơ sử được trưng bày tại bảo tàng
Hiện vật đồ vật dụng sinh hoạt mô phỏng thời kỳ tiền sử trưng bày tại bảo tàng
Mô hình động vật thời tiền sử trưng bày tại bảo tàng
Khu trưng bày về thực vật bản địa qua các thời kỳ
Không gian khảo cổ học trưng bày tại bảo tàng
Với các phòng trưng bày được bố trí hiện đại, thông qua hệ thống các hiện vật trưng bày độc đáo như hiện vật về phát triển địa chất, sinh học và nhân chủng học, các hiện vật thời tiền sử được khai quật tại Đài Loan thông qua các phát hiện khảo cổ học, các hiện vật di sản văn hóa, phục trang,... của thổ dân thông qua các nghiên cứu khám phá văn hóa được tiến hành trong các giai đoạn trước đây.
Khu trưng bày về dân tộc học bản địa tại Đài Loan
Hiện vật trưng bày trang phục truyền thống bản địa
Hiện vật trưng bày về hoa văn truyền thống bản địa
Hiện vật thuyền truyền thống trưng bày tại bảo tàng
Bảo tàng hiện cũng là nơi trưng bày hơn 1500 quan tài đá và hơn 20.000 hiện vật bằng đá và gốm được Nhóm khảo cổ của khoa Nhân chủng học thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan, dưới sự lãnh đạo của các giáo sư Sung Wen-Xun và Lien Chao-mei thực hiện khảo cổ học trong 436 ngày để khai quật .
Nguyễn Hải Vân
.