Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou (Centre national d’art et de culture Georges-Pompidou Musee hay Centre Georges-Pompidou) là một trung tâm văn hóa và bảo tàng lớn nằm ở khu Beaubourg thuộc quận 4, Paris, Pháp. Khánh thành năm 1977, công trình này là một dự án của tổng thống Pháp - Georges Pompidou nhằm tạo ra một trung tâm bảo tàng văn hóa và nghệ thuật đương đại mới ở trung tâm Paris vốn nổi tiếng với các công trình kiến trúc và bảo tàng nghệ thuật cổ điển. Trong nhiều năm, Bảo tàng Georges Pompidou được xem là một hiện tượng, được nhiều nhà phê bình kiến trúc - nghệ thuật, sự hồi tưởng và hồi sinh “sống động” kiến trúc công nghiệp đã từng phát triển rực rỡ tại Châu Âu thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ đầu thế kỷ 20.
Tổng thể công trình trong cảnh quan đô thị Paris
Trang trí mặt đứng công trình với ánh sáng về đêm
Sự hồi sinh bảo tàng từ đống hoang tàn công nghiệp đổ nát.
Năm 1969 sau khi lên nhậm chức, tổng thống Georges Pompidou bắt đầu có ý định xây dựng một trung tâm văn hóa và nghệ thuật hiện đại ở trung tâm thủ đô Paris, nơi xuất hiện dày đặc các công trình kiến trúc và bảo tàng nghệ thuật cổ điển. Địa điểm được chọn là khu phố Beaubourg nằm ở quận 4, nằm giữa khu thương mại đông đúc Les Halles và khu phố cổ Le Marais. Quyết định chính thức được đưa ra ngày 11 tháng 12 năm 1969, theo đó tại Beaubourg sẽ mọc lên một tổ hợp kiến trúc bao gồm một bảo tàng nghệ thuật quốc gia hiện đại, một thư viện công cộng và một trung tâm thiết kế công nghiệp.
Không gian mặt đứng phía trước công trình
Không gian sân trước công trình nhìn từ trên cao
Các mặt bên công trình
Ngày 26 tháng 8 năm 1970, Robert Bordaz được bổ nhiệm làm giám đốc dự án xây dựng. Tháng 12 năm 1970 một cuộc thi quốc tế bắt đầu được tổ chức để tìm kiếm bản vẽ cho công trình mới. Ngày 15 tháng 7 năm 1971, ban giám khảo cuộc thi công bố bản thiết kế được chọn là của hai kiến trúc sư nổi tiếng Renzo Piano và Richard Rogers. Ngày 20 tháng 3 năm 1973, công trình chính thức được khởi công. Tổ hợp văn hóa mới được chính thức mang tên Trung tâm nghệ thuật và văn hóa quốc gia Georges-Pompidou (Centre national d'art et de culture Georges-Pompidou) ngày 3 tháng 1 năm 1975. Sau khi tổng thống Pompidou hết nhiệm kỳ, người kế nhiệm là Valéry Giscard d'Estaing đã dự định ngừng xây dựng công trình, tuy nhiên do sự vận động của thủ tướng Pháp khi đó là Jacques Chirac nên công trình trung tâm Pompidou vẫn tiếp tục được tiến hành. Ngày 31 tháng 1 năm 1977 khu tổ hợp văn hóa mới chính thức được khánh thành trong buổi lễ có sự tham gia của tổng thống Valéry Giscard d'Estaing, thủ tướng Raymond Barre và bà Claude Pompidou, phu nhân của cố tổng thống Pompidou.
Sơ đồ cấu trúc tổ chức không gian công trình
Không gian quảng trường phía trước bảo tàng
Bảo tàng là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật cộng đồng
Bản thiết kế của hai kiến trúc sư Renzo Piano và Richard Rogers (đều là những người từng nhận giải thưởng Pritzker) là bản thiết kế độc đáo đặt tòa nhà theo trục Bắc - Nam, đảm bảo sự hòa nhập tuyệt đối với quy hoạch chung của khu vực. Giải pháp quy hoạch tổng thể trên cũng cho phép dành một khoảng không lớn cho "piazza" (quảng trường). Đặc biệt, thiết kế 4 phía mặt tiền khối công trình trung tâm được thiết kế mô phỏng hình ảnh cấu trúc nhà máy công nghiệp đầy ngẫu hứng và ấn tượng. Do vậy, cấu trúc tòa nhà chính bao gồm 8 tầng, mỗi tầng có diện tích sàn 7.500 m², ngoài ra còn có 2 tầng hầm. Mặt ngoài của tòa nhà được bố trí rất nhiều ống, cột với hệ thống thang trời.
Chi tiết cấu trúc mặt đứng
Chi tiết ống thông hơi trang trí phía góc cuối sân
Cấu trúc ống và cột sơn mầu mô phỏng sự hồi sinh của kiến trúc công nghệp
Các hệ thống ống này được sơn màu theo chức năng, các ống điều hòa có màu xanh da trời, các ống nước có màu xanh lá cây còn các đường ống điện có màu vàng. Riêng hệ thống thang trời được đặt trong một ống màu đỏ. Các ống màu trắng là hệ thống thông gió của tầng ngầm. Vì kiến trúc đặc biệt này nên trung tâm Pompidou có rất nhiều biệt danh như Pompidou là "nhà kho nghệ thuật" (hangar de l'art), "nhà máy ga" (usine à gaz) hay "nhà máy lọc dầu" (raffinerie de pétrole) và "Nhà thờ Đức Bà ống" (Notre-Dame de la Tuyauterie).
Không gian đài phun nước Stravinski trong khuôn viên công trình
Tượng điêu khắc trưng bày tại vị trí mặt tiền công trình
Ngay trong khuôn viên trung tâm Georges Pompidou còn có một đài phun nước có tên Đài phun nước Stravinski (Fontaine Stravinski) hay Đài phun nước người máy (Fontaine des automates) được khánh thành năm 1983 là đại diện của nghệ thuật đương đại với nhiều bức tượng theo trường phái hiện đại của Jean Tinguely (các tượng bằng kim loại) và của Niki de Saint-Phalle (các tượng màu).
Không gian hành lang vòm kính trên mặt tiền thu hút khách tham quan
Trong nhiều năm, Bảo tàng Georges Pompidou được xem là một hiện tượng, được nhiều nhà phê bình kiến trúc - nghệ thuật, giới kiến trúc sư nhận xét tranh luận, khen - chê. Một số chuyên gia cho rằng đây là một tác phẩm kiến trúc độc đáo sự giao thoa giữa kiến trúc và điêu khắc. Sự hồi tưởng và hồi sinh “sống động” kiến trúc công nghiệp đã từng phát triển rực rỡ tại Châu Âu thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng, công trình là sự chối bỏ và quay lưng với nghệ thuật - kiến trúc, bởi kiểu kiến trúc nhà máy “khô khan” và chả có gì thú vị với các ống, cột, dây cáp thô thiển. Tuy nhiên, dù được khen hay chê thì cho đến nay công trình vẫn là biểu tượng về bảo tàng nghệ thuật của TP Paris và cả nước Pháp, là nơi tổ chức nhiều sự kiện triển lãm, văn hóa nghệ thuật lớn của quốc gia và Châu Âu. Thu hút hàng năm khoảng gần 6 triệu lượt khách tham quan, chỉ sau bảo tàng Louvre và tháp Elfel ở Paris (Pháp).
Một công trình bảo tàng phức hợp độc đáo.
Kể từ năm 2000, sau 28 tháng tu sửa với khoản kinh phí từ ngân sách lên tới 80 triệu Euro, tòa nhà chính của trung tâm Pompidou đã được mở cửa trở lại đón khách tham quan, làm thánh địa cho nghệ thuật quốc tế. Paris là nơi trưng bày nghệ thuật và triển lãm nghệ thuật đương đại lớn nhất ở châu Âu, và khoảng 30 triển lãm đặc biệt được tổ chức hàng năm, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật với một loạt các tác phẩm điêu khắc cũng như nghệ thuật thị giác.
Mặt tiền công trình trang trí với ánh sáng thị giác về đêm
Khu trưng bày nghệ thuật cổ đại
Không gian sảnh tầng nghỉ giải lao
Công trình có nhiều khu vực chức năng bao gồm các không gian trưng bày cũng như một hệ thống các không gian phụ trợ đồ sộ và đồng bộ như:
- Không gian trưng bày Bảo tàng quốc gia nghệ thuật hiện đại cấp quốc gia (Musée national d'art moderne): Bảo tàng có bộ sưu tập 59.000 tác phẩm của khoảng 5.000 nghệ sĩ trong đó chỉ có 1.330 tác phẩm hiện được trưng bày trên diện tích 15.000 m² của trung tâm.
- Hệ thống các phòng trưng bày ngắn hạn: Có diện tích 5.200 m², chuyên trưng bày tranh, các tác phẩm nhiếp ảnh...
Không gian thư viện
- Một không gian thư viện thông tin công cộng cấp quốc gia (Bibliothèque publique d'information - BPI): Gồm cả trung tâm ngôn ngữ đa phương tiện và rạp chiếu phim với tổng diện tích 10.000 m² và sức chứa 2.200 chỗ ngồi.
- Khu thư viện Kandinsky: Thư viện chuyên đề về nghệ thuật thế kỉ 20 có diện tích 390 m² và phòng đọc 76 chỗ.
Không gian sảnh phòng chiếu phim số 02
Không gian quầy lưu niệm
- 02 phòng chiếu phim 316 và 150 chỗ và 01 phòng biểu diễn đã năng 396 chỗ dành cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật cộng đồng, 01 phòng thảo luận 160 chỗ.
- 01 không gian công cộng đặc biệt dành cho các hoạt động triển lãm tạm thời.
- Tầng trên cùng bố trí nhà hàng và khu cafe ẩm thực.
Không gian phòng ăn và cafe tầng trên cùng
Các hiện vật tác phẩm nghệ thuật trưng bày của Trung tâm bảo tàng Georges Pompidou được chia thành hai bộ sưu tập đó là: Bộ sưu tập hiện đại và bộ sưu tập đương đại. Với bộ sưu tập hiện đại bao gồm các tác phẩm từ 1905 đến 1965, Picasso, và Georges Braak. Bên cạnh đó, bộ sưu tập đương đại bao gồm thiết kế, kiến trúc, công trình lắp đặt,.. vượt quá phạm vi của các tác phẩm nghệ thuật hiện có, từ năm 1980 đến nay.
Tác phẩm nghệ thuật Cuộc đấu tranh của những sắc mầu
Tác phẩm nghệ thuật hiện đại
Tác phẩm Nu de dos (tạm dịch tấm lưng trần), premier état, 1909, Henry Matisse
Ví dự như tác phẩm: Jean-Luc Vilmouth - Café Little boy - Một tác phẩm nghệ thuật với một hình ảnh màu pastel và một bảng viết với đầy đủ các văn bản và một bàn ghế và rusty. Cô là một nhà điêu khắc người Pháp và nghệ thuật sắp đặt của cô Café Little Boy là một tác phẩm làm cho chúng ta suy nghĩ lại về khái niệm triển lãm. Tại một trường tiểu học ở Hiroshima, nơi bị bom nguyên tử tàn phá, cô đã có một ý tưởng và xây dựng bức tường bằng những thông điệp của những người sống sót trên những lớp bảng phấn.
Tác phẩm nghệ thuật Café Little boy - Jean Luc Vilmouth
Hay như tác phẩm Fontaine - Marcel Duchamp, Đài phun nước của Marcel Duchamp là một tác phẩm trưng bày tại triển lãm nghệ thuật mang tên Sam trong nhà vệ sinh, đã được thực hiện. Có rất nhiều tranh cãi về việc liệu nhà vệ sinh này là một tác phẩm nghệ thuật vào thời điểm đó, và nó đã trở thành tác phẩm thông báo sự khởi đầu của nghệ thuật đương đại thế kỷ 20. Hoặc tác phẩm George Brecht (1925 - 2008), Three Arrangements - Áo khoác, ghế, tủ. George Brecht, người đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật với ba vật dụng. Là người tiên phong về nghệ thuật khái niệm, ông đã giải thích về nghệ thuật và cuộc sống bình thường.
Tác phẩm Three Arrangements của George Brecht (1925 - 2008)
Hải Vân