Thứ Hai, 04/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

20/08/2008 00:00 326
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Đầu năm 2005, tại khu phố Phú Trường (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) khi san bạt đất làm đường, đã phát hiện nhiều mảnh ngói và sành, gốm cổ. Bảo tàng Bình Thuận đã kịp thời khảo sát thực địa, qua nghiên cứu bước đầu và căn cứ vào kết quả phân tích C14 cho đây là phế tích lò nung gốm, sành niên đại thế kỷ 10 - 11 của người Champa. Nhận thấy giá trị của di tích, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cùng Sở Văn hoá - Thông tin Bình Thuận đã xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin khai quật "chữa cháy" di tích này.

Đầu năm 2005, tại khu phố Phú Trường (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) khi san bạt đất làm đường, đã phát hiện nhiều mảnh ngói và sành, gốm cổ. Bảo tàng Bình Thuận đã kịp thời khảo sát thực địa, qua nghiên cứu bước đầu và căn cứ vào kết quả phân tích C14 cho đây là phế tích lò nung gốm, sành niên đại thế kỷ 10 - 11 của người Champa. Nhận thấy giá trị của di tích, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cùng Sở Văn hoá - Thông tin Bình Thuận đã xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin khai quật "chữa cháy" di tích này.


Khu phế tích lò nung Phú Trường nằm ở khu vườn trồng thanh long, bên cạnh những ruộng lúa nước, nằm liền kề dòng suối nhỏ gần như đã cạn kiệt nước. Theo nhân dân trong vùng, trước khi con đường được xây dựng, tại đây có nhiều gò cao nằm liền kề dòng suối cổ, trong đó, lớn nhất là gò Lôn (gò Sành), nhưng nay đã bị san phẳng.


Trước đây, khu vực này là địa bàn sinh sống của người Champa. Khu phế tích lò nung nằm ngay dưới chân động cát chạy dọc theo bờ biển Phan Thiết. Nằm về phía bắc khoảng 5km, là di tích khảo cổ học Bàu Hoè (Bà Hoè, Bà Què hay Hoà Vinh) - một di tích có niên đại kéo dài từ Hậu kỳ Đá mới đến Sơ kỳ sắt. Ngay khu vực động cát liền kề, trong quá trình khai thác cũng xuất lộ nhiều dấu tích báo dẫn về khu mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh. Hiện nay, dân cư đều là người Kinh (Việt), chủ yếu từ Quảng Ngãi, Phú Yên, vào định cư khoảng thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.


Sau khi khảo sát, chúng tôi đã đào 4 hố ở 4 vị trí khác nhau, với tổng diện tích 56m2. Kết quả đã xác định được các vết tích lò nung và sản phẩm lò nung:

Hố khai quật

Tại hố I, tìm thấy vết tích lò nung là một phần đáy lò, dày 0,4m (3 lớp với sắc độ đậm nhạt khác nhau: lớp thứ nhất dày khoảng 4cm, bị sành hoá màu xám trắng; lớp thứ hai dày 4cm - 6cm, màu nâu đỏ sậm, cứng đanh; lớp thứ ba dày 16cm - 18cm, màu đỏ nhạt chuyển sang màu vàng gần đất tự nhiên). Mảng đáy lò còn lại rộng 3,8m x 4,4m. Đáy lò là nền đất tự nhiên, do chịu nhiệt nên bề mặt gần như đã sành hoá, có màu trắng xám và nâu đỏ. Di vật là các loại đồ đựng sành và tường lò, niên đại khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.


Hố II và III,
tìm thấy các phế liệu cùng sản phẩm lò nung bao gồm than tro, các mảnh đồ đựng sành có niên đại tương đương với hố I, đó là vết tích chứng tỏ hoạt động lò nung khá lâu dài (số lượng lớn các phế phẩm và vệt than tro dày tới 0,8m).


Hố IV,
sâu 0,9m, dốc từ tây sang đông, có 2 lớp:dày từ 0,2 đến 0,4m, chứa vật liệu kiến trúc (mảnh ngói liệt), than tro và mảnh đồ đựng sành và dày từ 0,15 đến 0,5m chứa đống đổ ngói liệt vỡ ken dày, ngói có niên đại khoảng đầu thế kỷ 20. Như vậy, tại hố IV cũng xuất hiện vết tích nung, song nhiều khả năng đây là lò nung vật liệu kiến trúc, khác biệt so với các hố HI, HII, HIII là lò nung sành. Căn cứ vào loại hình vật liệu, khu lò có niên đại muộn hơn, khoảng đầu thế kỷ 20.

Mảnh chân đèn sành


Các hiện vật là sản phẩm lò nung Phú Trường gồm chủ yếu là các loại hình đồ đựng sành (lon sành hình trụ, lon sành thấp, lọ sành, cối sành, hũ sành, nắp đậy), đèn sành có số lượng lớn ?, các loại nồi và lục lạc đất nung. Ngoài ra, là các loại khuôn đúc hai mang, lư hương, bình hoa, ống nhổ, các loại mặt Makara, Kala, tượng khỉ, sư tử.... Bên cạnh đó còn có các chồng dính ngói liệt và mảnh tường lò màu nâu và tím.


Như vậy
, qua vết tích còn lưu lại trong hố I có thể xác định lò Phú Trường nằm quay hướng bắc nam, hướng ra phía mép suối cổ, lợi dụng gió tự nhiên. Nền lò tạo dốc dần từ bắc xuống nam. Lò được tạo bằng cách đào sâu xuống nền đất tự nhiên, sau đó xây tường lò. Móng lò sử dụng 3 đến 5 hàng gạch, sau đó xếp sản phẩm và đắp đất tạo tường lò. Khi nung xong, tường lò bị phá huỷ, chỉ còn đáy và 1 phần móng lò được sử dụng cho lần nung sau. Khu Phú Trường tồn tại 2 loại lò nung đồ đựng sành, đồ đất nung (hố I, hố II, hố III) và nung ngói (hố IV) kéo dài suốt từ thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20.


Qua nghiên cứu các di tích có thể tìm hiểu quá trình lịch sử vùng đất. Khu vực này vốn là nơi người Champa sinh sống (trước đó là cư dân thuộc văn hoá Sa Huỳnh). Trong quá trình lịch sử đã có những thay đổi về không gian cư trú. Cư dân Phú Trường hiện nay đều từ các tỉnh Trung bộ di cư vào khoảng thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Khi người Champa thay đổi không gian sinh sống, nơi đây với những điều kiện thuận lợi về địa hình và môi trường sinh thái, được các cư dân mới vào lập nghiệp chọn làm nơi sinh sống. Các gò đất cao, chứa các phế tích lò nung, với nguồn nước và nguyên liệu chưa bị cạn kiệt, tất cả được tiếp tục sử dụng. Thực tế phát hiện các di vật là sản phẩm và phế tích lò nung khá phù hợp với quá trình lịch sử đó.

(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam )

Chia sẻ: