Hai bức tượng cổ trên do ông Trần Xuân Roanh, ngụ tại Rạch Cát, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), phát hiện trong lúc đào ao nuôi cá. Bức tượng thứ nhất được xác định là tượng Quan âm Bồ Tát, làm từ đá sa thạch màu xám, còn nguyên vẹn, được tạc theo thế đứng trên bệ.
Hai bức tượng cổ trên do ông Trần Xuân Roanh, ngụ tại Rạch Cát, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), phát hiện trong lúc đào ao nuôi cá.
Bức tượng thứ nhất được xác định là tượng Quan âm Bồ Tát, làm từ đá sa thạch màu xám, còn nguyên vẹn, được tạc theo thế đứng trên bệ.
Tượng có chiều cao 70,2 cm, bệ tượng hình khối hộp chữ nhật, chiều ngang 25,5cm, rộng 16cm; vai bức tượng rộng 20,5cm.
Bức tượng này được xác định thuộc phong cách nghệ thuật tiền Ăngkor (hay hậu Óc Eo), có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VII-VIII sau Công nguyên. Đây là bức tượng thứ 6 tìm thấy ở khu vực Nam bộ.
Bức tượng thứ hai (thần Vishnu) cao 21 cm, vai rộng 7,9cm, làm bằng đá sa thạch mịn, đã bị gãy 4 tay và 2 chân. Tượng được tạc theo dạng tượng tròn, đứng thẳng hơi lệch chân (chân phải cao hơn chân trái).
Các nhà khoa học nhận định đây là một bức tượng có phong cách điêu khắc đơn giản, sắc nét, biểu hiện được thần thái, phong cách của thần Vishnu trong Hindu giáo. Niên đại của bức tượng này được các nhà nghiên cứu xác định vào khoảng thế kỷ X-XII.
Ngày 28/9, ông Trần Xuân Roanh đã gửi tặng bảo tàng Đồng Nai bức tượng thần Vishnu nhưng giữ lại bức tượng Phật Quan Âm.
Duy Nhất