Vừa qua, Đoàn nghiên cứu của Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển và Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN phối hợp với Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) tiến hành đào thám sát tại xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây).
Vừa qua, Đoàn nghiên cứu của Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển và Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN phối hợp với Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) tiến hành đào thám sát tại xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây).
Đợt khảo sát là tiền đề cho việc nghiên cứu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa ở khu vực này.
Qua đào 7 hố khảo sát với tổng diện tích là 29m2, Đoàn đã phát hiện nhiều đồ gốm men của Việt Nam và Trung Quốc (Xxem ảnh bên dưới) có niên đại từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ XX, nhưng những hiện vật của các thế kỷ thứ VIII đến XIII thì lại chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, trên cơ sở kết quả khai quật khảo cổ học đã có trước đây ở di chỉ Gò Mả Đống (thuộc thôn Văn Miếu, Đường Lâm) vào những năm 1960-70, các nhà khoa học Việt Nam cho rằng: Đường Lâm có thể là nơi cư trú của người Việt từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên (cách ngày nay 4000 năm).
|
Cổng làng Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Tây. Ảnh: Bùi Tuấn |
Những kết quả của đợt thám sát này bước đầu cho chúng ta khẳng định quá trình cư trú lâu dài, liên tục của con người ở Đường Lâm trong khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến nay. Tuy vậy, các dấu vết cư trú của con người ở Đường Lâm trong các thời kỳ trước đó (vốn đã được ghi chép khá nhiều trong các thư tịch cổ và truyền thuyết dân gian) cần được tìm hiểu kỹ lưỡng hơn trong các đợt khảo sát tiếp theo. Đó sẽ là những cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện đề án bảo tồn làng cổ Đường Lâm và tiến tới lập hồ sơ đề nghị tổ chức UNESCO công nhận khu làng cổ Đường Lâm là một di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam trong tương lai.
Tin & ảnh: Viện VNH&KHPT
[Trang Tin tức Sự kiện]