Thứ Bảy, 05/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

18/07/2016 00:00 448
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tác giả: Lê Nguyễn; Nxb: Hồng Đức; Khổ sách: 15.5 cm x 23.5 cm; Số lượng: 382 tr.; Năm: 2016.

Lê Nguyễn là một bút danh quen biết trên nhiều ấn phẩm định kỳ. Ông là cây bút chuyên viết lịch sử. Bài viết của ông dễ hiểu nhờ cách viết mộc mạc, mạch lạc, dễ hiểu nhưng vẫn sâu sắc và hấp dẫn nhờ nguồn tư liệu ông sử dụng phong phú và có chọn lựa. Sở trường của ông là những vấn đề thuộc thời kỳ lịch sử cận đại, thời gian chủ yếu thuộc về nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.

Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc của tác giả Lê Nguyễn là cuốn sách thứ 3 thuộc Tủ sách Biên khảo - Sử liệu do công ty sách Dân Trí (DT Books) triển khai, sách gồm 44 bài viết hấp dẫn và sâu sắc, trải dài trong khoảng thời gian 64 năm, từ ngày ký hòa ước Nhâm Tuất (1862) biến ba tỉnh miền Đông Nam kỳ thành thuộc địa của Pháp, đến năm 1926, sau khi vua Khải Định băng hà, hoàng thái tử Vĩnh Thụy lên ngôi với niên hiệu Bảo Đại và tiếp tục sang Pháp học.

Trong khoảng thời gian từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX đó, tác giả đã chọn lọc những sự kiện tiêu biểu (hòa ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, vụ mưu sát Hoàng Hoa Thám, chuyến Bắc hành của Trương Vĩnh Ký…), nhân vật lịch sử (từ các ông vua triều Nguyễn: Tự Đức, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân… cho đến Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Thiên Hộ Dương, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp…), hay một hiện tượng lịch sử nổi bật… Nguồn tư liệu ngoài chính sử, còn được phong phú hóa bởi tác phẩm của các cây bút nghiên cứu Pháp đương thời.

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: