Thứ Ba, 08/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

20/01/2016 00:00 423
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tác giả: Bùi Chí Hoàng, Phạm Hữu Thọ. Nguyễn Khánh Trung Kiên; Nxb: Khoa học xã hội; Khổ sách: 16 cm x 24 cm; Số lượng: 360 tr.; Năm: 2013.

Khảo cổ học Lâm Đồng có mốc khởi đầu muộn hơn các vùng khác ở miền Đông Nam Bộ. Vào thập niên 80-90 của thế kỷ XX, ngành khảo cổ học đã có nhiều phát hiện quan trọng trên địa bàn Lâm Đồng như phát hiện và khai quật các khu di tích Cát Tiên, Đại Làng, Đại Lào, Phù Mỹ…và sau đó là một số công xưởng chế tác đá thời tiền sử cũng được lần lượt phát hiện và khai quật thời gian gần đây như: Thôn Bốn, Hoàn Kiếm, Phúc Hưng.

Sau hơn ba mươi năm điều tra, khai quật và nghiên cứu, tư liệu khảo cổ học thu thập được trên địa bàn tỉnh đã có khối lượng lớn, di vật khảo cổ có loại hình phong phú và đặc biệt quan trọng hơn cả chính là cần có việc hệ thống hóa, nhận thức và công bố khối tư liệu này. Công trình “Khảo cổ học tiền sử Lâm Đồng” ra đời nhắm đáp ứng yêu cầu đó.

Nội dung cuốn sách giới thiệu các phát hiện theo trật tự thời gian, phân định các loại hình di tích trong không gian phân bố với đặc điểm chung về di tích, địa tầng, niên đại, vùng với việc phân loại một cách khoa học di vật theo chất liệu, loại hình, chức năng sử dụng của các sưu tập hiện lưu trữ tại kho Bảo tàng Lâm Đồng và những vấn đề khoa học, những luận giải của những nhà khảo cổ học khi nghiên cứu về các di tích khảo cổ trên vùng đất này thông qua các công trình khoa học đã công bố.

Cuốn sách hiện đang lưu giữ tại thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội) . Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: