Thứ Sáu, 13/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

07/01/2015 16:43 362
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tác giả: Minh Châu; Nhà xuất bản: Thanh Hóa; Khổ sách: 14.5 cm x20 cm; Số lượng: 375 tr.; Năm: 2013

Lịch sử nước ta cho thấy, quyền lực lãnh đạo đất nước thời phong kiến đều chỉ do một gia tộc chi phối, họ Nguyễn chính là gia tộc cuối cùng. Có thịnh, có suy có công và có tội, mọi triều đại đều được lịch sử phán xét.

Vào giữa thế kỷ XVI, đất nước Việt Nam chứng kiến một cuộc di cư khổng lồ từ Bắc xuống phương Nam. Sự kiện này bắt đầu từ cuộc Nam chinh của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào năm 1558 từ cái nôi quê hương Thanh Hóa. Sau gần 46 năm khởi nghiệp trải qua chín đời chúa Nguyễn, vị chúa thứ 10 là Nguyễn Ánh xưng danh Hoàng đế (Gia Long), Triều Nguyễn đã chính thức ra đời. Nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng cai trị đất nước trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị (năm 1945)- tổng cộng 143 năm. Đây là giai đoạn nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp vào giữa thế kỷ 19.

“Bí sử triều Nguyễn” giúp bạn đọc hiểu được nhà Nguyễn hay họ tộc Nguyễn từ khi xưng Chúa rồi đến xưng Vương đã tạo ra hình hài đất nước Việt Nam như thế nào và để lại những gì cho hậu thế. Ngày nay đánh giá công trạng của tộc Nguyễn với đất nước dù có những cái nhìn khác nhau song những di sản vật thể và phi vật thể để lại của triều Nguyễn như Kiến trúc kinh đô Huế, nghệ thuật ẩm thực cung đình, Nhã nhạc cung đình, tuồng Huế và nhiều giá trị khác ở cố đô Huế vẫn mãi mãi hết sức quý giá và đáng trân trọng.

Cuốn sách gồm 5 nội dung chính:

Phần I. Người đi mở cõi phương Nam.

Phần II. Hậu cung chúa Nguyễn.

Phần III. Chuyện 13 vương triều nhà Nguyễn.

Phần IV. Giai thoại hậu cung nhà Nguyễn.

Phần V. Đọng lại với thời gian.

Thư viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: