Thứ Tư, 11/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

27/06/2017 00:00 410
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Mộ gạch cổ Đức Sơn thuộc thôn Đức Sơn, xã Yên Đức, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đầu năm 2011, người dânthôn Đức Sơn đã phát hiện một ngôi mộ gạch cổ và báo cáo lên các cơ quan chức năng. Tháng 9 năm 2011, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh khai quật "chữa cháy" ngôi mộ này.

Mộ gạch cổ Đức Sơn thuộc thôn Đức Sơn, xã Yên Đức, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đầu năm 2011, người dânthôn Đức Sơn đã phát hiện một ngôi mộ gạch cổ và báo cáo lên các cơ quan chức năng. Tháng 9 năm 2011, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh khai quật "chữa cháy" ngôi mộ này.

Những kết quả của cuộc khai quật đã được trình bày trong Báo cáo khai quật di tích mộ gạch cổ Đức Sơn (Đông Triều, Quảng Ninh) năm 2011. Theo đó, ngôi mộ có quy mô tương đối lớn, với 3 gian chính (tiền thất, trung thất và hậu thất) và 3 gian phụ (2 nhĩ thất ở trung thất và 1 nhĩ thất ở hậu thất).Điều đặc biệt là kệ đặt quan tài trong hậu thất được đặt lệch về bên phải, bên trái để một khoảng trống và không có nhĩ thất. Cuộc khai quật cũng phát hiện một số đồ tùy táng chủ yếu là các đồ đất nung, đồ gốm có men, đồ sành…

1

Không ảnh vị trí mộ gạch cổ Đức Sơn.

Dựa vào đặc điểm ngôi mộ, đồ tùy táng và đặc biệt là chi tiết kệ quan tài trong hậu thất, những người khai quật đã đưa ra những giả thiết về chủ nhân ngôn mộ này như sau:

- Thứ nhất, chủ nhân ngôi mộ là người Hán bởi loại hình mộ gạch này xuất hiện trong khoảng 1000 năm đô hộ phương Bắc trên lãnh thổ Việt Nam. Đây cũng là quan điểm phổ biến trước đây của các nhà nghiên cứu. Chính quan điểm này đã mặc định cho rằng những ngôi mộ gạch 10 thế kỷ đầu Công nguyên đều gọi là “mộ Hán”.

2

Khai quật di tích mộ Đức Sơn năm 2011.

- Thứ hai, nhiều khả năng ngôi mộ này là người Việt chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn hóa Hán. Trong 10 thế kỷ đầu Công nguyên, quá trình “đồng hóa”của người Hán cũng có những kết quả nhất định, có một bộ phận nhỏ người Việt giàu có, có mối liên hệ với chính quyền đô hộ và tiếp thu văn hóa Hán, trong đó có sự tiếp nhận về tập tục mai táng. Do đó, khi chết, họ cũng xây những hầm mộ theo kiểu người Hán. Tại vùng Nam Trung Quốc, nhiều mộ gạch kiểu này đã được phát hiện và chứng minh chủ nhân không phải là người Hán mà là những người Bách Việt bản địa. Thêm vào đó, trên những viên gạch xây mộ có nhiều hoa văn mang dấu ấn của văn hóa Đông Sơn như các mô-tip hoa văn trám lồng, trám đơn, kẻ carô, chữ S…cũng cho ta liên tưởng tới những hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Nhận định về chủ nhân những ngôi mộ gạch cổ là cư dân Việt cũng đã và đang được nhiều nhà khảo cổ học Việt Nam ủng hộ.

3

Sơ đồ cấu trúc mộ gạch cổ Đức Sơn.

- Về giới tính: với việc phát hiện bệ đặt quan tài lệch về phía tây (bên phải mộ), nhiều khả năng khoảng trống phía đông (bên trái mộ) là vị trí để đặt một quan tài nữa nhưng chưa thực hiện được. Theo quan niệm truyền thống của người phương Đông “tả nam, hữu nữ” thì nhiều khả năng người quá cố đã được an táng trong mộ là nữ.

4

Kệ quan tài trong hậu thất.

Đức Sơn là một trong rất nhiều ngôi mộ gạch cổ phát hiện và được khai quật ở Quảng Ninh. Cùng với Quảng Ninh, mộ gạch kiểu này còn được tìm thấy tại các địa phương như Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam...Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu và bảo tồn loại di tích nàycòn nhiều hạn chế, do quan niệm trước đây cho rằng mộ gạch chính là đại diện cho những kẻ xâm lược phương Bắc.

5

Một số mô-tif hoa văn trên gạch xây mộ.

Gần đây, giới khoa học trong và ngoài nước đã xác nhận có không ít chủ nhân các hầm mộ như vậy là người Việt. Họ có thể là những quý tộc, thương nhân hoặc là quan lại người Việt trong hệ thống chính trị thời đó. Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống để xác định đúng chủ nhân của loại hình mộ gạch này là điều nên làm.

Chu Mạnh Quyền (Phòng NCST)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: