Các nghiên cứu mới thuộc dự án TwoRains do ERC tài trợ đã phát hiện di tích của các dòng sông cổ với tổng chiều dài hơn 8.000km. Điều này đã tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của chúng ta về mạng lưới thủy văn của sông Ấn thời cổ đại và các điều kiện môi trường trong đó nền văn minh sông Ấn sinh thành và phát triển.
Các nghiên cứu mới thuộc dự án TwoRains do ERC tài trợ đã phát hiện di tích của các dòng sông cổ với tổng chiều dài hơn 8.000km. Điều này đã tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của chúng ta về mạng lưới thủy văn của sông Ấn thời cổ đại và các điều kiện môi trường trong đó nền văn minh sông Ấn sinh thành và phát triển.
Từ lâu người ta đã giả định rằng nền văn minh sông Ấn cổ xưa của Nam Á là văn minh sông nước, nhưng nhiều dòng chảy trong khu vực này đến nay đã không còn nhìn thấy trên mặt đất nữa. Trong 40 năm qua, hình ảnh vệ tinh đã được sử dụng để lập bản đồ thủy văn của vùng đồng bằng rộng lớn mà người dân Ấn Độ cổ đại đã sinh sống.
Tổng hợp các chỉ số thực vật qua nhiều thời kì tại khu vực giữa Patiala và Bathinda. Tác giả: H. Orengo
Nghiên cứu mới này của dự án TwoRains do ERC tài trợ (có trụ sở tại Khoa Khảo cổ học và Viện Nghiên cứu Khảo cổ học McDonald tại Đại học Cambridge), là một bộ phận của một nghiên cứu tổng thể nhằm tìm hiểu tác động của nguồn nước và biến đổi khí hậu đối với sự sụp đổ của các nền văn minh cổ đại. Bài báo của Hector A. Orengo và Carmen A. Petrie trong đó công bố chi tiết các kết quả bước đầu của nghiên cứu này đã được chọn đăng trên trang bìa số mới nhất của tạp chí Remote Sensing.
Nhóm nghiên cứu tại Cambridge đã có thể dựng lại mạng lưới sông ngòi của một khu vực có diện tích tương đương với Áo hoặc Cộng hòa Séc hiện nay. Kết quả là một bản đồ di tích của các con sông cổ với độ dài hơn 8000 km đã được lập ra. Các dòng sông này đã bị mất đi vì nhiều nhân tố khác nhau, và một trong các nhân tố đó là biến đổi khí hậu.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hơn 1700 hình ảnh vệ tinh đa phổ (không chỉ gồm các bước sóng nhìn thấy được mà gồm cả các bước sóng mắt thường không nhìn thấy được như hồng ngoại) gồm những hình ảnh đầu tiên thu được từ những năm 1980 đến năm 2013. Những hình ảnh này đã được phân tích bằng Cơ sở hạ tầng điện toán đám mây hiệu suất cao của Google Earth Engine và các thuật toán nhằm mục đích phát triển chúng để phân biệt được các dòng sông cổ. Việc sử dụng sự tương phản theo mùa giữa thảm thực vật, những vùng đất có độ ẩm khác nhau, những vùng đất trồng và hàm lượng khoáng chất trong đất đã khắc phục được các vấn đề như mây che phủ, mô hình canh tác theo mùa,việc lựa chọn cây trồng gần đây, tưới tiêu trên diện rộng và các mô hình sử dụng đất lâu dài.
Các kết quả này đã làm thay đổi trong nhận thức của chúng ta về mạng lưới thủy văn của sông Ấn thời cổ đại và điều kiện môi trường trong đó nền văn minh đồ đồng này hình thành và phát triển. Nó cũng cung cấp những hiểu biết quan trọng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong sự sụp đổ của nền văn minh này.
Mã phát triển nghiên cứu đã được công bố công khai và có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các bài báo. Bằng cách đó, các tác giả hy vọng rằng phương pháp sáng tạo của họ có thể được các nhà nghiên cứu khác thực hiện để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu hoặc quan tâm đến các điều kiện môi trường trong quá khứ.
"Cách đây không lâu, chỉ chúng tôi có sẵn các phương pháp đã sử dụng để tái tạo lại thuỷ văn cổ của một khu vực rộng lớn như vậy. Tiềm năng nghiên cứu thông qua việc phân tích các dữ liệu lớn từ vệ tinh thu thập được trong suốt 40 năm qua kết hợp với các tài nguyên siêu máy tính giờ mới chỉ mới bắt đầu được hiểu rõ ", Hector A. Orengo, tác giả chính của bài báo, cho biết.
Cameron A. Petrie, đồng tác giả của bài báo và là giám đốc của dự án TwoRains, đã nhận xét: "Một năm trước đây, tôi có cảm giác thật là tuyệt vời khi nhìn thấy một cách tiếp cận hiệu quả được thực hiện. Các phương pháp mới mà chúng tôi phát triển có khả năng thay đổi cách các nhà khảo cổ học tái tạo lại một loạt các môi trường cổ xưa”.
Bài báo có tựa đề: "Viễn thám đa thời gian với quy mô lớn trên mạng lưới sông cổ đại: Nghiên cứu trường hợp từ Tây Bắc Ấn Độ và các tác động của nó đối với nền văn minh Ấn Độ" đã được xuất bản và truy cập mở trong tạp chí Remote Sensing. Bạn có thể tìm thấy qua đường link: http://www.mdpi.com/2072-4292/9/7/735
Nguồn: https://www.arch.cam.ac.uk/finding-the-lost-rivers-of-the-indus-civilisation-from-space
Biên dịch: Chu Bích